KỲ NỮ HỌ TỐNG - Trang 36

chừng nào, hai con ngươi như càng đi tìm nhau, sát lại với nhau một cách
đáng sợ trong ánh sáng nhập nhòa:

- Thầy à! Tôi không hiểu đàn bà họ là người hay ma quỉ mà anh nào

ngó vào là như hùm sa bẫy.

Rồi uống cạn một chén đầy như để tự thưởng:

- Còn các ông con vua, cháu chúa! Chà! Họ giống nhau hết. Rứa! Rứa!

Với chất nông dân thô thiển biểu lộ cực độ; anh dùng ngón tay làm dấu

cho tôi hiểu Rứa! Rứa! Là thế nào.

Tôi chỉ nhích mép, không đủ sức để cười.

Vừa lúc ấy, Lê Sách sịch đến. Anh bảo đi luyện kiếm về, nhân thấy

ánh đèn, đoán chúng tôi còn thức nên lại chơi. Lê Sách là một tay có cơ
mưu quyền biến, trung thực. Anh cũng là tay kiếm xuất sắc trong những
anh em đang học võ với mấy thầy Nhật ở Chiêm doanh. Công việc dạy dỗ
chính có ông Ê Mông, ông Ki Cô (Ký Cô) và ông Xư Kê (Asami Yasukê -
Thiên kiến bát trợ). Cả ba ông đều mến Lê Sách. Việc rèn cho được một bảo
kiếm thật thiên nan, vạn nan, không phải quá giản dị như trò chơi của mấy
ông thợ rèn ta. Ai muốn có kiếm phải tự mình luyện lấy, phải nhồi thanh
kiếm hàng trăm, hàng ngàn lần trong ngọn lửa rực rỡ cho đến bao giờ thành
thứ thép dẻo nhẹo, chém sắt dễ dàng mới thôi. Còn việc đánh kiếm thì thật
công phu. Tôi cũng là một tay kiếm không tầm thường, thế mà đến cửa này
tôi phải tập luyện lại từ đầu.

Lê Sách tự rót rượu ra chén, uống từng hớp lớn. Anh phụ tá cho tôi

công việc quản trị tài hoá của gia đình quan trấn thủ nên hay liên lạc giữa
Chiêm doanh và Hội An. Nhờ có anh mà tôi biết khá rõ công việc làm ăn
của người ngoại quốc ở thành phố ấy. Tôi hỏi Lê Sách:

- Này anh Sách! Tôi thấy anh rất có khiếu võ nghệ, có tài kiếm thuật

lại giỏi chữ nghĩa. Anh sẽ là một quân nhân xuất sắc đấy. Sao anh không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.