mua được giày ủng nên tôi vẫn phải dùng chúng.” Tôi vẫn để ý tìm hiểu
tình hình của tổ quốc nên lên tiếng hỏi ông già xem ông đã tới thăm vùng
lãnh thổ đang bị Đức chiếm đóng của nước Nga chưa. "Chưa,” ông già đáp,
“Tôi chưa từng tới nước Nga. Người ta đưa tôi tới Romania. Tôi đã tới
thăm Odessa, đó là một thành phố xinh đẹp.” “Nhưng Odessa chính là nước
Nga,” Tôi phản đối. "Không, bây giờ nó là của Romania”. Thật là đau khổ
và cay đắng khi phải nghe thấy điều đấy. Có lần tôi hỏi ông già xem ông ta
nghĩ về cuộc chiến tranh này như thế nào. "Công việc của tôi là thổi cái còi
của mình để các anh không bị đoàn tàu cán phải”, ông già trả lời. Rồi sau
một lúc im lặng, ông nói thêm: "Những ông lớn, những người ở Berlin, mới
biết chuyện đó.” Một câu trả lời điển hình kiểu Đức.
Có lần chúng tôi được thấy một cảnh khá khôi hài trong lúc làm việc.
Một đoàn xiếc đột nhiên tới cắm trại trên bãi đất trống gần đường tàu. Có
hai chiếc ôtô nhỏ với các lồng thú và các hình vẽ trang trí. Một người đàn
ông cụt tay, có lẽ là một thương binh, đang cho một con khỉ nhỏ ăn và một
phụ nữ đang chăm sóc lũ thú trong chuồng. Có những áp phích quảng cáo
sặc sỡ dán trên hai bên thành xe. Một trong những áp phích ấy mô tả một
chiếc dù đang thả xuống những con khỉ, vận quân phục lính Đức. Dòng chữ
viết: “Bọn Mỹ đã bị bắt, chúng ta chiến thắng. Một chương trình xiếc độc
đáo.” Đấy là cái gì: là sự mỉa mai hay sự ngu ngốc của một đế quốc? Đấy
đúng là thứ thức ăn tinh thần phù hợp với một người Đức trung bình.
Dù thực phẩm được phát cho chúng tôi rất tệ, nó vẫn có chút giá trị, do
chúng tôi được xếp vào hạng lao động nặng. Tất cả chúng tôi đều sợ bị ốm,
nếu ốm chúng tôi sẽ bị đưa về trại trung tâm Stalag 5a ở Ludwigsburg, nơi
tù nhân bị bỏ cho chết đói. Đấy là lý do tại sao nếu bị bệnh thì chúng tôi
phải giấu đi. Sau khi hồi phục rất có thể sẽ phải đi làm việc ở một chỗ nào
khác – vào hầm mỏ hay trong các xí nghiệp quân sự, nơi tù nhân bị xử bắn
chỉ vì những lý do vụn vặt nhất. Nhưng thậm chí chỉ với một lượng thực