và đầy lỗi như thế, trong khi có một tên lính Đức đang đứng ngay sát cạnh
mà vẫn không thể hiểu nổi một lời.
Không phải tất cả bọn Đức đều giống nhau hay tỏ ra thù địch với
chúng tôi. Tôi nhớ có một hôm trời mưa và rất lạnh, khi chúng tôi, lạnh và
ướt tới tận xương, đang làm việc trên đường tàu. Người thợ máy lái tàu,
người được chúng tôi phục vụ, khi thấy chúng tôi trong tình trạng đáng
thương như thế đã ném rất nhiều bánh than cám cho chúng tôi để có thể tự
sưởi ấm sau khi trở về khu trại. Chúng tôi nhặt những bánh than đó lên và
nói lời cảm ơn ông ta. Tôi trông thấy những giọt nước trong mắt ông. Để
giấu chúng đi, ông ta quay lưng lại rồi vẫy tay với chúng tôi và ném thêm
xuống vài bánh than nữa. Có lẽ con trai ông đã mất tích khi đang chiến đấu
trên mặt trận phía Đông và ông nghĩ con mình cũng đang phải chịu giam
cầm. Có lần chúng tôi phải đi sửa đoạn đường ray nằm cạnh một ngôi nhà
nhỏ, có lẽ đó là nhà của một công nhân đường sắt. Một người đàn bà cùng
đám con nhỏ sống ở đó. Cô ta kéo lũ trẻ lại khi chúng cố chạy tới chỗ
chúng tôi, và nhìn chúng tôi với ánh mắt căm thù. Tên lính canh bảo với tôi
rằng đó là một "Kriegswitwe", một góa phụ vì chiến tranh, có chồng bị giết
tại mặt trận phía Đông. Cô ta nói với viên đốc công của chúng tôi và hắn ra
lệnh cho chúng tôi mang tới cho cô ta một thanh tà vẹt gỗ đã cũ để làm củi
đốt. Mọi người mang tới cho cô ta hai thanh tà vẹt. Dù cô ta ghét chúng tôi,
chúng tôi vẫn cảm thấy thương hại người phụ nữ đó, dù chồng cô ta là kẻ
thù của chúng tôi và đã phải trả giá đời mình vì điều đó.
Tại một trong những cửa hàng bán lẻ ở Lorch (tại thị trấn đấy có rất ít
hàng hóa Đức được bán công khai) có một tấm áp phích lớn sặc sỡ dán trên
cửa sổ. Trên áp phích vẽ một khẩu đại bác của Đức. Ở hậu cảnh là một tên
lính pháo binh Đức đang vươn dài cánh tay của hắn về phía người xem.
Dòng chữ trên đó đề: “Hãy trao đạn cho chúng tôi!” Khi chúng tôi có dịp
phải đi ngang cửa hàng, một vài tù nhân kín đáo làm mấy cử chỉ lăng mạ