Viên trung uý cãi lại rằng lệnh giới nghiêm nêu trong tờ truyền đơn
phải viết là: “Từ lúc mặt trời lặn đến khi mặt trời mọc”, chứ không phải là
“Từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng”. Người Việt Nam không biết giờ giấc gì cả vì
họ đâu có đồng hồ.
Viên đại uý nói:
- Chắc chắn họ có đồng hồ. Anh cứ nhìn quanh căn cứ mà xem, ai
cũng có đồng hồ cả đấy chứ.
Viên trung uý đáp lại:
- Đúng là ở căn cứ thì thế, nhưng nếu anh đi quốc lộ 1, nơi họ đang
vận chuyển gỗ, gạo và thực phẩm, cứ mỗi chiếc đồng hồ mà anh nhìn thấy,
tôi cược với anh hai chầu rượu đấy.
- Tôi nhớ lần vừa rồi, chúng ta ra lệnh thiết quân luật theo giờ. Sau câu
này, hai người chuyển sang chuyện khác.
Trên sơ đồ treo tường bên cạnh bàn làm việc của viên đại uý có một
cột cho thấy số truyền đơn rải từng tháng từ năm 1967, cột thứ hai là số
người (Việt Cộng) đào ngũ hàng tháng, cột thứ ba là số người đào ngũ hàng
tháng của năm 1966. Viên đại uý nói với tôi:
- Chúng tôi lập các bảng thống kê số người đào ngũ hàng tháng để qua
đó đánh giá hoạt động của mình có hiệu lực đến đâu. Chúng tôi cảm thấy
phấn khởi vì con số hồi chánh năm nay cao hơn những tháng cùng kỳ năm
trước. Đây là điểm mà chúng tôi quan tâm, cũng chính là điểm cho thấy
chúng tôi thực sự đã làm được những gì. Tuy vậy, không có sự tương xứng
giữa con số
truyền đơn rải xuống trong những tháng diễn ra nhiều cuộc hành quân
của Lực lượng Đặc nhiệm Oregon và số người đào ngũ trong những tháng
đó.
Tôi đến thăm một lán nhỏ dùng làm Phòng Dân sự của Lữ đoàn 1 Sư
đoàn 101 để hỏi xem có bao nhiêu người đã được di tản ra khỏi khu vực tác
chiến trong cuộc hành quân Benton và được biết người ta cho rằng cuộc
hành quân không làm phát sinh số dân di tản mới. Dường như tin tức về
việc các trại ở đây chỉ có thể bảo đảm chăm sóc – một sự chăm sóc quá nhỏ
bé – cho một số ít người bị mất hết nhà cửa, của cải trong khu vực này đã