lượng Đặc biệt được bố trí trên một ngọn đồi. Nhà cửa trong làng dựng
chen chúc trên một mảnh đất hình vuông mỗi chiều khoảng một trăm mét,
có một đường hào bao quanh làng, còn những ngôi nhà riêng lẻ ở ngoài
đồng thì bị san bằng. Điều này chứng tỏ làng Phước Thọ đã bị biến thành
một ấp chiến lược.
Cũng như phần lớn các nơi khác trong tỉnh, thung lũng sông Trà Khúc
đầy vết tích những hố bom đạn đủ kích cỡ. Những hố đạn pháo rộng một,
hai mét rải rác trên các cánh đồng và trên những nền làng cũ, còn những hố
bom nổ chậm có cái rộng hơn chín mét và sâu hơn hai mét, nhiều hố chứa
đầy nước thành những cái ao nhỏ rải rác khắp nơi. Bom sát thương, loại
bom khi có va chạm thì nổ tung ra tạo nên những hố nông làm tung toé đất
ruộng trông xa như những dấu hoa thị khổng lồ màu vàng lốm đốm rải rác
khắp cánh đồng, napan thì tạo nên những vệt đen thui không đều nhau. Bao
quanh vùng thung lũng trồng trọt là những dãy đồi trước kia cây cối um
tùm chạy dài theo những triền núi xanh mát bây giờ cũng bị bom đạn xé
nát.
Hai huyện ở phía Nam sông Trà Khúc – Nghĩa Hành và Tư Nghĩa –
thuộc khu trách nhiệm Chiến thuật của quân đội Sài Gòn là những nơi ít bị
phá huỷ nhất trong số các huyện của tỉnh Quảng Ngãi. Thị xã Quảng Ngãi
trở thành trung tâm của một khu biệt lập lớn chưa bị phá huỷ, trải dài đến
tận bờ biển về phía Đông và ở vài nơi cũng vươn về phía Tay dọc theo bờ
Nam sông Trà Khúc đến gần sát các dãy núi. Tuy vậy ở phần nửa phía Nam
của huyện Nghĩa Hành, nhiều nhà dân ở gần núi cũng bị phá huỷ nặng nề.
Ở phía Nam của hai huyện nói trên và ngăn cách bởi dòng sông Vệ nước
chảy lững lờ là hai huyện Mộ Đức và Đức Phổ, nằm trong Khu trách nhiệm
Chiến thuật của Lữ đoàn 3 thuộc Sư đoàn 4 của Mỹ. Đây là hai huyện bị
huỷ diệt nặng nề nhất của tỉnh. Ngoại trừ bốn khu vực nhỏ, còn thì có đến
90-100% nhà cửa ở đây đã bị phá huỷ, kể cả những ngôi nhà nằm dọc theo
Quốc lộ 1. Các khu vực tương đối ít bị huỷ diệt gồm có một khoảnh có
đường kính khoảng bốn cây số quanh làng Mộ Đức và một dải đất rộng
khoảng bảy cây số dọc phía Tây Quốc lộ 1 trải dài từ thị Trấn Đức Phổ lên
phía Bắc. Trong khu vực này có một nửa số nhà vẫn còn nguyên. Vùng cực