Có vài chục lính Việt Nam Cộng hoà mãi gần trưa mới đến chiếc tàu
đổ bộ. Họ chẳng mang giúp dân một thứ gì xuống bãi biển. Một người
trong số họ mang theo một chiếc đài thu thanh bán dẫn, một nhóm lính Mỹ
bảo anh ta dò tìm đài phát thanh quân đội Mỹ. Một điệu nhạc nền, thứ nhạc
quên thuộc với lính Mỹ thường nghe ở các tiệm ăn hay khi bước vào cầu
thang máy ở Mỹ, nay bỗng bang lên trên bờ biển đang đông kín dân làng.
Một toán lính Mỹ khác ngồi xúm trên một áo choàng vải bạt che mưa, mở
khẩu phần dã ngoại ra ăn, uống nước dừa họ vừa hái được quanh đó. Một
số lính Mỹ mang theo máy ảnh, đang chụp những tấm ảnh dân làng mang
vác di chuyển đồ đạc của cải ra bãi biển, chụp ảnh chiếc tàu chở quân đổ bộ
chất đầy củi đốt, bàn ghế giường tủ, bao tải, chum vại đựng lương thực, súc
vật đã trói chân, và những người dân trong làng. (Quân đội Mỹ ở Việt Nam
khuyến khích lính Mỹ cố gắng chụp được những cảnh chiến tranh để gửi về
nước. Ở phòng trưng bày ảnh tại nhà hàng dành riêng cho quân đội ở Đà
Năng, có treo một tấm áp phích in hình những cây cọ, nhà cửa nổi lên trên
nền một đám cháy lớn chiếm gần hết bức áp phích với ngọn lửa màu đỏ, da
cam và khói đen. Hình cận cảnh nổi bật của bức tranh là hình bóng đen đầu
đội mũ sắt của một lính Mỹ có kích thước lớn hơn người thực, hai tay cầm
một chiếc máy ảnh đưa lên ngang mắt và bấm nút chụp ảnh. Phía dưới áp
phích có dòng chữ: “Hãy gửi về nước một tấm ảnh có ý nghĩa lịch sử ghi
lại cuộc chiến tranh ở Việt Nam”.)
Để di chuyển được những thứ cần mang theo từ bờ ra phía tàu đậu,
một số dân làng dùng loại thúng đan bằng mây tre, chống thấm nước bằng
hắc ín và nhựa thông. (Các làng chài dọc biển Quảng Ngãi dùng loại thúng
này như những loại thuyền con. Trên những chiếc thuyền đơn sơ này, người
dân trong vùng đã dám ra biển ngay từ khi còn bé. Trên biển phía trước
những làng này, tôi thường thấy bóng dáng bé xíu của những đứa trẻ chèo
những chiếc thúng lướt nhanh trên mặt nước với một tốc độ đáng kinh
ngạc, dù chúng chỉ có một mái chèo). Buổi sáng hôm đó, những người đi
biển từ mấy hôm trước trở về Tuyết Diêm cũng tham gia chuyển đồ đạc
xuống tàu đổ bộ. Đến trưa mới biết được dân số trong làng không phải là