KÝ ỨC KHÔNG QUÊN - Trang 58

chiến, và Cơ quan Hoạt động Dân sự Mỹ (American Office of Chivil
Operations) đã đưa nhiều trại này trong báo cáo của họ vào danh sách “các
thôn xóm được bảo đảm an ninh. Trong bản báo cáo tháng 8, ông cố vấn
Hobson đã nêu vấn đề này bằng những lời lẽ khác:

[*] Ý nói đi khỏi vùng do Mặt trận Giải phóng kiểm soát – ND.
“Kể từ ngày 13/06/1967 đến nay, chúng tôi đã nhận được tất cả 31.888

dân tỵ nạn mới do kết quả trực tiếp của các cuộc hành quân của lực lượng
đồng minh. Hầu hết số dân tỵ nạn mới này thực chất là số dân di tản. Mức
tăng vọt dân tỵ nạn đã làm cho chính quyền Việt Nam Cộng hoà không còn
khả năng giải quyết tình hình. Lúc gạo, hàng hoá Mỹ và tôn lợp thiếu thốn
nghiêm trọng Chính quyền cấp vùng và trung ương ở Sài Gòn bị thúc bách
phải giải quyết vấn đề tôn lợp nhà trước mùa mưa. Vào lúc này có khoảng
2.000 gia đình không có nhà ở thích hợp hoặc bất cứ loại lều lán nào.”

Bản báo cáo tháng 6 “Tình hình chung về dân tỵ nạn trong tỉnh” do

chính quyền cấp tỉnh Việt Nam Cộng hoà soạn thảo đã phân loại 80.000
trong số 122.680 “dân tỵ nạn” thành “dân sống phân tán”, có nghĩa là họ
không được cấp lều lán ở trong các trại. Bản báo cáo nêu còn có 122.680
dân ở trong hoặc xung quanh các trại đã được xây 573 nhà xí, 33 trường
học và 27 trạm xá, tính trung bình là một nhà xí cho 214 người, một nhà
trường cho 3.000 trẻ em (ước tính số trẻ em chiếm 2/3 số dân tỵ nạn) và
một trạm xá cho 4.543 người. Các tiện nghi này lại không được phân bố
đồng đều giữa các trại. Trong số 68 trại có 50 trại không có trường học, 46
trại không có nhà xí, 42 trại không có trạm xá. Trong số 573 nhà xí, có 471
ở trong các trại của Sơn Tịnh và số 102 nhà xí còn lại là của các huyện
khác.

Trong số 68 trại, ước tính có khoảng 15% dân chúng là người khoẻ

mạnh. Chỉ có một số ít việc làm cho phụ nữ, nhất là việc làm trong các căn
cứ Mỹ. Một số phụ nữ làm nhân viên phục vụ trong các nhà ăn của binh
lính và một số khác làm công việc đổ cát vào bao tải để xây dựng căn cứ
phòng thủ. Những lao động nữ đều được trả lương. Thất cả hai căn cứ Đức
Phổ và Chu Lai, tù binh cũng đổ cát vào các bao tải và phục vụ việc xây
dựng căn cứ phòng thủ. Tại các căn cứ, hình ảnh rất thường gặp là một toán

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.