KÝ ỨC VỤN 2 - Trang 215

nghèo, gánh nặng mười miệng ăn, nợ nần chồng chất đã làm ông
không còn tâm trí nào nghĩ đến chuyện gái gú.

Ông giữ nếp nhà giáo đĩnh đạc đàng hoàng, ăn mặc rất tươm tất,

áo quần là phẳng phiu thẳng nếp gấp, ra đường đói no không ai biết.
Nhưng đói nghèo thật khó giấu. Đôi dép nhựa Tiền Phong ông đi gần
chục năm, đi đến khi cái đế dép mỏng như tờ giấy, lủng rỗng cả một
khoảng lớn ông mới chịu bỏ. Cái áo phin trắng, cái quần Ka Ki lúc
nào cũng như mới tinh, ít ai biết nó được vá lót trong rất khéo. Bộ áo
quần sư phạm ấy ông mặc cho đến khi chúng bợt rã ra mới thôi. Mình
nhớ khi phơi cái áo phin trắng, ông cầm áo rũ mạnh một cái, cả lưng
áo bỗng rã ra cả vạt, ông đứng ngẩn ngơ nhìn như mất một cái gì to
lớn lắm.

Ngày mình sống cùng ông ở trường Trung cấp Sư phạm sơ tán lên

Cao Mại, hai cha con chỉ ăn một suất cơm. Bữa nào cũng vậy, dành
cơm cho mình ông ăn sắn luộc chấm muối vừng. Mấy cô cấp dưỡng
thấy thế thương tình, chiều chiều lại đem rá cơm cháy cho hai cha
con. Ông sẻ ra một nửa nấu cháo ăn, dành cho mình một bát cháo ăn
sáng. Nửa cơm cháy còn lại ông phơi khô cất vào hũ, khoảng chín
mười giờ đêm đem ra rang nhẹ, hai cha con ăn vã cùng nước chè, vừa
ăn ông vừa giảng giải cho mình chuyện văn chương. Nhờ ông mình
mới biết Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Xuân Diệu, Thế Lữ, Huy
Cận, Vũ Trọng Phụng... đến khi vào cấp 3 học văn các ông đó bạn bè
học rất vất vả, riêng mình thì khỏe re, hi hi.

Ở Cao Mại sắn nhiều, rẻ như cho, tuần nào ba mình cũng mang

sắn về tiếp tế cho cả nhà ở làng Đông. Khi thì gánh sắn tươi khi thì
bao tải sắn khô, 4 giờ chiều thứ bảy nào ông cũng mang vác gánh
gồng đi bộ hơn hai chục cây số, về nhà vừa đúng 8 giờ đêm. Ông
mang vác đi bộ thật kì tài, một năm hai lần cuốc bộ 700 cây số ra Hà
Nội họp, cả đi lẫn về trên lưng luôn có một balô sách nặng trịch và ba

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.