KÝ ỨC VỤN 2 - Trang 57

hơn trăm nhà dân bị máy bay Mỹ dội bom. Hầu như tất cả các nhà
ngói, đa phần là nhà ngói cấp 4, đều là mục tiêu đánh bom của Mỹ.
Trường cấp 3 bị bom đầu tiên. Một quả bom đánh tan cái cổng trường,
hai quả bom khác làm sụp luôn dãy nhà ngói phía trước. Sân trường bị
bốn năm quả bom tấn sâu hoắm, bùn đất đùn lên từng đống cao. Tan
trận bom, chị Nghĩa khóc rú lên, nói bom thả trường cấp 3, ba mình e
chết rồi Lập ơi.

Mình vọt ra khỏi hầm chạy về trường cấp 3. Không thấy ai hết,

đang kì nghỉ hè nên trường vắng hoe, may thế. Thầy Côn bước thấp
bước cao mệt mỏi đi từ khu trường ra. Thầy ngồi xuống cầm tay
mình, nói tìm ba phải không. Ba con đi họp trong tỉnh, không có đây.
Mình đứng trố mắt nhìn thầy. Bùn đất bám đầy mặt chưa kịp chùi,
gương mặt sáng trưng của thầy bỗng đen đúa hốc hác lạ thường. Thầy
móc túi ra một cái kẹo đưa mình, nói về đi con, máy bay sắp tráo trở
lại rồi, về mau lên.

Đó là lần cuối cùng mình gặp thầy, sau đó thầy vẫn làm hiệu

trưởng cấp 3 Bắc Quảng Trạch cho đến năm 1969 nhưng mình không
còn gặp thầy nữa, hoàn toàn không.

Thực sự mình không thích gọi trường cũ của mình là Trường

THPT số 1 Quảng Trạch. Cái tên Trường cấp 3 Bắc Quảng Trạch đã
gắn bó với kỉ niệm của hàng vạn học trò thời khói lửa chiến tranh. Nó
còn là niềm tự hào nữa, thời đó nhắc đến Trường cấp 3 Bắc Quảng
Trạch dân trong ngành giáo dục không ai không biết, nó nổi tiếng
chẳng kém gì các trường cấp 3 Xuân Đỉnh, cấp 2 Bắc Lý cả. “Học
hiệu” Trường cấp 3 Bắc Quảng Trạch rất xứng đáng được lưu giữ, tại
sao lại đổi đi?

Hôm hội trường, mình cùng anh Tri Nguyên đứng ở cổng trường,

ngửa mặt nhìn cái biển Trường THPT số 1 Quảng Trạch, anh em nhìn
nhau buồn thiu. Anh Nguyên nói mình dân Thị trấn, nhiều lần về quê

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.