KÝ ỨC VỤN 2 - Trang 62

chú lính tuổi 17 đứng trên xe tải vẫy vẫy, nói đi Lập nha, ở nhà học
giỏi nha Lập.

Lúc đó lời dặn dò ở nhà học giỏi mới cảm động làm sao. Chẳng

phải như thời của mình, năm 1980 nhập ngũ tại trường Bách Khoa,
đứng trên xe tải vẫy vẫy bạn bè, nói đi nhé, ở nhà học giỏi nhé.
Thằng bạn đứng cạnh mình nhăn mũi cười, nói mày chập mạch à,
thân mình lo chả xong còn dám dặn dò đứa ở nhà học giỏi, hâm!

Hic hic.
3. Mình nhận được email của một người anh học cùng Trường cấp

3 Bắc Quảng Trạch, trước mình mấy khóa, viết: “Những chuyện Lập
kể trong Thầy trò một thuở thật cảm động. Lập nói đúng đấy, chúng
ta có niềm tự hào ứa nước mắt. Bây giờ nghĩ lại không hiểu vì sao
khổ như thế. Khổ vì bom đạn thì đã đành, nhưng có những cái khổ
không đáng khổ, ví dụ cái thời vừa học vừa làm của anh em mình,
thời “phân bò và dầu tràm” ấy mà. Nào có ai bắt mình phải vừa học
vừa làm đâu nhỉ? Anh nhớ là không ai bắt chúng ta cả, đúng không?”.

Mình chẳng biết nói sao với anh ấy cả. Mỗi thời có lý lẽ riêng

của nó. Thời đó học và hành được hiểu là học tập và lao động, học
sinh cấp 3 mà không biết lao động, lười lao động là quân tiểu tư sản,
thuộc tầng lớp ăn bám xã hội. Hơn nữa khi đó Bắc Nam chia cắt,
khẩu hiệu “Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước” đốt cháy hết
thảy tâm can mọi người, từ con nít đến người lớn. Có ai hô hào làm
việc gì đó để “góp phần giải phóng miền Nam” là háo hức làm ngay.

Năm mình học lớp 4, thầy hiệu trưởng phát động phong trào “Hũ

gạo chống Mỹ”, mỗi ngày bớt một nắm gạo gửi vào chiến trường cho
bộ đội ăn no thắng Mỹ. Tất cả học sinh đều tự giác thực hiện rất
nghiêm túc. Nhà mình còn có một nắm gạo bỏ vào hũ chứ nhà thằng
Xuân chỉ có một nắm gạo nấu cháo cho cả nhà, nó vẫn bỏ nắm gạo ấy
vào hũ. Cả nhà nó chấp nhận ăn khoai sắn để dành gạo gửi ra chiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.