cấy khai khẩn, tiêu giao cùng tuế nguyệt không màng đến thiên hạ tự nữa.
Trước khi ra đi, gia đình họ Triệu, người chịu ơn Kiến Khương nhiều
nhất, khi thấy họ Cam không người nối dõi bèn gả con gái là Triệu Cẩm
Bình cho và cũng tình nguyện xin theo luôn. Mối tình một già một trẻ ấy
tuy chênh lệch về tuổi tác, nhưng chẳng kém đằm thắm an vui.
Tới Bạch Dương lãnh được ngót một năm thì Triệu thị có tin mừng và
mãn nguyệt khai hoa sanh cậu trai tai to mặt lớn bụ bẫm vô cùng. Người
trong trại và các trại vùng lân cận ai nấy đều mừng rỡ khen lão bạng sanh
châu, mổ trâu giết bò ăn mừng rất đỗi linh đình. Cam Kiến Khương lấy làm
mãn nguyện cảm ơn Trời Phật, đặt tên hài nhi kháu khỉnh ấy là Tử Long.
Từ đó, sống trong cảnh gia đình êm ấm, ngày ngày họ Cam uống rượu,
đánh cờ, hoặc khi cao hứng thì hạ cung và núi săn bắn kiếm thịt. Tước hiệu
Trường Mâu chỉ còn là dư âm trong giới giang hồ. Dân trại thưa thớt trong
dãy Tần Lĩnh sơn và mấy nơi kế cận hoàn toàn không ngỡ vị lão phố trọng
nghĩa khinh tài hiền đức mà họ thường hội kiến, xưa kia đã hùng cứ
phương trời, nổi danh hảo hán một thời. Triệu thị cũng không sanh thêm
chuyến nào nữa, hai vợ chồng họ Cam sống êm đềm trong hạnh phúc,
ngắm Tử Long mỗi ngày mỗi lớn phương phi thông minh tột bực.
Vốn con nhà võ, Cam Kiến Khương đem phương pháp chân truyền tẩm
luyện cho Tử Long, nên năm chú bé mới bảy tuổi đã thạo đủ món quyền
cước, cưỡi ngựa bắn cung. Những trẻ đồng tuổi hay hơn năm, ba tuổi trong
vùng Tần Lĩnh sơn không cậu nào đủ sức chống nổi Tử Long.
Tuy mới lên bảy, vóc dáng Tử Long vạm vỡ bằng trẻ mười một, mười
hai.
Về phía Tây nam Tần Lĩnh sơn còn có một dãy núi hiểm trở, cao ngất,
đỉnh chạm mây xanh, rừng cây bao phủ ẩn nấp nhiều mãng xà, ác thú,
người thường không ai dám bén mảng. Ngay những tay hiệp bộ chuyên
môn hữu tài cũng đành thúc thủ chẳng dám vào sâu.
Gần đó có một cô thôn chừng non trăm mái ngói, tranh lẫn lộn, tuy vậy
cũng có vài tửu điếm đón khách thưa thớt quanh vùng. Vì nơi ấy hoang vu
độc dữ nên mọi người đặt luôn là Hoàng Sơn thôn.