Điểm vào cảnh sắc ấy, dân trong trại y phục vải thô nhuộm chàm, cả nam
lẫn nữ, lác đác đó đây, kẻ cuốc đất, người trồng khoai, nhẫn nại làm việc
trong các mảnh nương vuông vắn.
Trên chiếc cổng cây mộc mạc núp dưới bóng trúc vàng, khắc ba chữ thô
sơ: Cam Gia Trại.
Trại chủ họ Cam tên Kiến Khương tự Phương Thảo. Năm ấy đã ngoại
lục tuần, da dẻ còn hồng hào vóc dáng khỏe mạnh.
Trước kia buồn về triều chánh nhà Thanh áp bức, quan lại tham nhũng,
Cam Kiến Khương, sẵn có bản lãnh trong tay, nên bán hết gia tài, bỏ huyện
Đan đồ và đất Thiểm tây, chiêu binh mãi mã, tích cỏ dồn lương, huấn luyện
ba quân, chiếm vùng Cao sơn, lập doanh trại sống riêng mình một giang
sơn oanh liệt làm thỏa mãn anh hùng, quân Thanh không bao giờ dám bén
mảng, nhưng vẫn tuyên truyền gọi họ Cam là đại đạo.
Cam Kiến Khương hùng cứ phương trời, dạy ba quân cày cấy chăn nuôi
tự túc không hề cướp bóc lương dân.
Trái lại, những năm trời hạn hán, lụt lội, thường đem lương thảo ra phát
chẩn cho những người nghèo khó, nên dân chúng thường ngày qua lại hoặc
dọn hẳn đến chân núi lập nghiệp, cày cấy, săn bắn, suy tôn họ Cam là Đại
vương.
Thường khi Kiến Khương còn cho quân xuống núi giúp đỡ dân lành
trong việc kiến thiết lập nghiệp, nên uy tín, đức độ dạy cả toàn khu rộng
lớn, khiến quân tướng nhà Thanh ở Tây An phủ phải khiếp đởm kinh hồn.
Vì Cam Kiến Khương có tài sử dụng cây trường mâu đầu rồng, mạnh
như vũ bão nên hảo hán giang hồ gần xa biết tiếng đều đặt cho tước hiệu là
Trường Mâu.
Có một đời vợ trước là Vương thị hữu sanh vô dưỡng, sau đó Vương thị
cũng sớm quy tiên nên mấy chục năm sau Kiến Khương thấy tuổi trời đã
nặng trĩu đôi vai không người kế nghiệp, bèn tự phóng hỏa đốt sơn trại,
phân ba phần của cải phát cho dân lập nghiệp ở đó một phần, chia cho binh
sĩ giải giáp một phần để ai nấy mạnh đường hồi hương kiến nghiệp.
Còn một phần Cam Trường Mâu đóng xe cùng vài mươi bộ hạ tự nguyện
theo chủ, kéo vào dãy Tần Lĩnh sơn hẻo lánh dựng nên Cam gia trại cày