chém người không vấy máu, chặt sắt như chẻ tre, bộ thủy đoạn giao, long,
tây, tượng.
(Dịch giả sẽ trích dịch một đoạn trong pho VÕ THUẬT TÙNG THƯ do
Trường Bình công chúa, con gái vua Minh Sùng Chính, tức Quảng Từ ni
cô, sư phụ của Hồng Y Nữ Hiệp Lã Tứ Nương, biện soạn, nói về cách
luyện thép đúc kiếm của các thuật gia thời cổ.
Căn cứ vào kỹ nghệ luyện thép danh tiếng của Đức quốc đã đúc ra thứ
dao lưỡi sáng xanh lè, nhúng vào nước không ướt, và nhất là hai thứ
Trường đao và Nụy đạo, tức là thứ kiếm của võ sĩ đạo Nhật Bổn - Yatagan -
mà quý vị độc giả đã từng nghe danh là sắc như nước, rắn chắc vô cùng,
thứ khí giới lợi hại mà quân tướng Phù Tang đã dùng để xung phong, đánh
xáp lá cà trong trận Thế chiến đệ nhị, ta có thể tin được rằng khi xưa các
Thuật gia Trung Hoa đã có khoa luyện thép đúc bảo kiếm.
Sau Ai Cập, Trung Hoa là một nước văn minh nhiều ngàn năm trước
trong khi dân Tây phương còn ăn hang ở lỗ sống man dại, tiếc thay, nền
tảng văn minh đó đã ngày một rụi dần, nhiều khoa học kỹ thuật đều bị tam
sao thất bổn và thất truyền luôn. Đáng tiếc!)
Trở lại lúc Thiết Diện Hổ nhận xét bề ngoài hai thanh trường kiếm của
Lã Mai Nương và Cam Tử Long.
Ngang trên chắn kiếm của tráng sĩ, gã chợt nhận thấy hai chữ triện đúc
nổi hình vuông. Chữ nhỏ khó đọc, lại thêm ngựa chạy kiệu nhỏ nhấp nhô,
nên thành thử Thiết Diện Hổ cố nhìn, mãi mới đọc ra hai chữ Huyền Tiễn
Gã không khỏi giựt mình nghĩ thầm: “Chà! Có lẽ là báu kiếm nên mới có
tên. Hình như lúc thiếu thời đang tòng sư luyện tập, sư phụ giảng về kiếm,
có nói thanh Huyền Tiễn thì phải…”
Gã nhìn cái chắn kiếm của thanh trường kiếm của Lã Mai Nương: cũng
hai chữ triện nhưng đúc trũng hình tròn Yểm Nhật.
Thôi chính phải rồi, không còn chi ngờ vực nữa, hai anh em tên này đều
có báu kiếm.
Gã nhớ khi xưa, sư trưởng giảng rằng Yểm Nhật kiếm khí lạnh như
băng, kiếm quang huyền sắc trấn Nhật, Nguyệt.
Thanh Yểm Nhật đã vậy, tất thanh Huyền Tiễn cũng chẳng vừa!…