nào Lưu Dung và Nhan Như Lâm trở về thì đưa thẳng vào đây.
Lát sau, Lưu đại học sĩ cùng Nhật Thanh đi vào.
Càn Long chỉ chiếc bành kỷ kê bên :
- Khanh ngồi đây. Họ Nhan đâu?
Biết ý Hoàng đế cho phép bỏ lễ, Lưu Dung ngồi xuống kỷ :
- Muôn tâu, Nhan cửu môn còn bận việc bắt toàn gia Diệp Thiệu Hồng
và tịch thâu tài sản bên tư dinh. Còn họ Diệp hiện thời gã bị giải về kia, đặt
dưới quyền canh phòng của Ngự lâm quân.
Nhà Vua hỏi :
- Hiền khanh biết tự sự vụ Hạnh Hoa lầu?
- Muôn tâu, thần đã điều tra và hiểu rõ.
- Một viên Đề đốc cai trị cả một đại trấn như Hải Biên quan mà để con
lộng hành, tất dân gian đã rất cực khổ vì tánh tham tàn của y. Huy động
quan quân kinh động cả toàn trấn để làm tư vụ là phạm pháp. Hành động ấy
chẳng kém chi giặc cướp khiến thần dân oán ghét Thanh triều. Đáng tội
trảm. Vậy, hãy khá công bố cho dân toàn trấn ai có điều gì oan ức vì cha
con họ Diệp thì được phép tố cáo minh oan. Sau đó hãy lập cáo trạng tuyên
bố giữa pháp trường cho muôn dân nghe rồi mới hành quyết họ Diệp.
Khánh Xương tuy đa táng mạng nhưng phải xử lục thi (hành quyết tử thi),
cho nhưng ai đã bị y hiếp đáp được hả dạ. Về tài sản của phàm nhân, khanh
khá truyền lệnh cho người thay thế họ Diệp tuyệt đối điều tra kỹ lưỡng
hoàng lại cho họ một phần. Còn lại bao nhiêu nhập công khố và phải phúc
trình rõ ràng.
- Muôn tâu còn toàn gia họ Diệp, Thánh thượng quyết định ra sao?
- Điều tra tội lỗi từng người xử theo pháp luật. Còn những trẻ mười sáu
trở xuống, già sáu mươi trở lên, giải về kinh, chờ xong vụ án sẽ tha cả về.
Khá nuôi họ cho chu đáo.
Lưu Dung thưa :
- Hoàng thượng định cử ai thay thế họ Diệp?
- Theo ý hiền khanh, nên đề cử ai cho xứng đáng?
- Muôn tâu, hạ thần thông do dự gì xin đề cử quan Đề đốc Sơn Tây là
Khiêu Văn Thăng.