Người giọng nói ấm áp của kỵ sĩ Diên Khánh đỡ sợ, chắp tay chào :
- Thưa, tiểu điệt đi về… đằng kia…
Kỵ sĩ ôn tồn nói :
- Đàng kia là đâu? Ngươi có biết chỉ một quãng đường nữa là toàn rừng
núi hoang vu nguy hiểm không?
Bản tánh thiệt thà Lâm Diên Khánh đứng đờ người ra không biết trả lời
sao.
Như đoán được ý nghĩ của Diên Khánh, kỵ sĩ nhảy xuống ngựa cầm tay
họ Lâm ôn tồn hỏi :
- Vì lẽ gì mà hiền điệt phải đi trốn? Nói thật ta nghe may ra ta giúp đỡ
được cho phần nào!… Đừng sợ.
Cảm động, Diên Khánh ôm mặt khóc hu hu. Lát sau chùi nước mắt,
chàng đem việc làm công cho tiệm Liên Hương và bị bọn Lý tài phú ghen
ghét gây sự như thế nào kể rành mạch một lượt.
Kỵ sĩ mỉm cười vuốt tóc Diên Khánh mà rằng :
- Ta là bảo tiêu sư Công Tôn Thành bên Đồng Quan. Hiền điệt khá theo
ta, ngoan ngoãn chăm chỉ ta sẽ truyền võ nghệ cho, sau này mới có đường
tiến thủ.
Lâm Diên Khánh mừng rỡ vội vàng quỳ lạy tạ ơn thâu nhận.
Công Tôn Thành đỡ Diên Khánh dậy :
- Nào, phải đi ngay kẻo lỡ độ đường!
Nói đoạn kỵ sĩ lên lưng ngựa, cúi xuống đưa tay cho Diên Khánh cầm
kéo bổng lên ngồi trên mông ngựa.
Hai người ngày đi đêm nghỉ không bao lâu về tới Đồng Quan.
Nguyên Công Tôn Thành là đồ đệ phái Côn Luân, nổi danh trong giới
giang hồ với tước hiệu Náo Sơn Hổ, sử dụng cây đao to bản xuất quỷ nhập
thần, khiến bọn lục lâm đại đạo trong ba tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây và Hà
Nam đều khiếp đởm.
Về sau, chán cảnh phong trần, Công Tôn Thành trở về sinh quán ở hẳn
Đồng Quan, cùng bằng hữu là Vương Đạt mở ngôi bảo phiêu cuộc lấy tên
là Thành Đạt Tam Khu Tiêu Cục, chuyên bảo lãnh cho các đoàn khách
thương trên đường Đồng Quan - Khai Phong Phủ và Đồng Quan - Lạc