Dương Phủ, ai ai cũng đều biết tiếng. Mỗi chuyến các đoàn xe hàng có cầm
cờ hiệu Đồng Quan Thanh Đạt thì bọn lục lâm đều kiêng nể mà không dám
dòm ngó. Bởi vậy, khách hàng đông đảo hơn các phiêu cục khác. Công Tôn
Thành và Vương Đạt làm việc không xuể, phải mướn thêm người, làm ăn
rất phát đạt.
Công Tôn Thành không có con nên có ý muốn tìm dưỡng tử.
Sau một thời gian thử thách, Công Tôn Thành lấy làm quý mến Diên
Khánh bèn nhận làm nghĩa tử, đem hết tài nghệ bình sanh ra truyền dạy
Lâm Diên Khánh có cặp giò thiên phú cực kỳ dũng mãnh. Công Tôn Thành
bèn chuyên luyện cho nghĩa tử về môn cước bộ là ngón sở trường của các
võ phái miền Bắc.
Lâm Diên Khánh bổn tánh thật thà, chăm chỉ, một mặt hầu hạ vợ chồng
Công Tôn Thành có phần hiếu nghĩa hơn con đẻ, một mặt chịu khổ luyện
suốt mười năm trường không hề xao lãng.
Đến năm hai mươi ba tuổi, họ Lâm nghiễm nhiên thành trang hảo hán
cường tráng vô địch, không những các tiêu sư trong Thành Đạt Phiêu Cục
đều chịu thua, mà ngay cả đến các võ sư khắp thành Đồng Quan đều bái
phục. Trong các trận đấu giao hữu, không một võ sư nào đỡ nổi đến ngọn
cước thứ ba của Lâm Diên Khánh, mà không khỏi rùng mình sởn gáy xin
hàng. Bởi vậy họ đặt cho họ Lâm tước hiệu Thiết Cước Hổ.
Từ ngày Lâm Diên Khánh thành nhân, chàng cáng đáng hết mọi việc của
Công Tôn Thành, điều khiển phiêu cuộc thập phần hoàn hảo. Náo Sơn Hổ
năm ấy đã ngoài ngũ tuần, an tâm hưởng thú điền viên.
Nhờ đến vụ đạp chết Lý tài phú khi xưa, Lâm Diên Khánh vẫn không
được hài lòng, bèn xin phép nghĩa phụ qua Tây An phủ thăm chủ cũ, mới
biết Lý tài phú chưa chết và lão Triệu vẫn còn làm cho tiệm trà như cũ.
Lâm Diên Khánh bèn kể chuyện gặp tiêu sư Công Tôn Thành nhận làm
nghĩa phụ rồi theo học võ nghệ cho chủ tiệm và lão Triệu nghe.
Ở chơi Tây An phủ vài ngày, thăm viếng các người quen thuộc cũ xong
xuôi, Diên Khánh mới trở về Đồng Quan.
Vừa về tới nhà thì gia nhân đã nói với chàng :