nó chẳng phê phán gì thái độ không rõ ràng của tôi, có lẽ sau khi buột miệng
nó cũng kịp nhận ra giữa ước muốn và thực hiện là một khoảng cách nhiêu
khê vời vợi.
Tối đó lần đầu tiên tôi biết thế nào là trằn trọc. Như có một khối đen đen
độn giữa tôi và giấc ngủ, rất nhiều lần giấc ngủ xích về phía tôi hoặc tôi xích
về phía nó đều bị khối đen đó chặn lại.
Mãi một lúc thì tôi lờ mờ nhận ra khối đen đó có hình thù và đường nét,
rồi một lúc lâu nữa thì hình thù và đường nét đó rõ dần thành khuôn mặt
thằng Lợi.
Đích thị là thằng Lợi làm tôi khó ngủ. Có lúc tôi thử tưởng tượng tôi là
nó để xem cuộc sống của một đứa mồ côi có mùi vị thế nào nhưng cố đến
mấy tôi cũng không hình dung được điều gì đặc biệt, đơn giản vì tôi chưa
bao giờ là thằng Lợi, cũng như chưa bao giờ cực khổ hay sống trong nghịch
cảnh như nói.
Tôi lại lan man nghĩ đến câu chuyện chàng chăn ngựa của nó.
Khung cảnh trong truyện, các loại cỏ cây, cả cái giếng đá thơ mộng kia
đều là những gì thân thuộc với Lợi, là những thứ nó nhìn thấy hằng ngày. Cả
chàng chăn ngựa, nhà vua và nàng công chúa bé nhỏ cũng thế, đều đi ra từ
đời thường của nó: thằng Lọi chăn bò biếng thành chàng chăn ngựa, ba nhỏ
Duyên vào vai nhà vua, còn nhỏ Duyên hóa thân thành công chúa. Chỉ khác,
nàng công chúa trong truyện là một phiên bản trái ngước với nàng công chúa
ngoài đời. Nhỏ Duyên thì ghét chàng chăn bò bao nhiều thì nàng công chúa
trong truyện đối xửa với chàng chăn ngựa dịu dàng, tình cảm bấy nhiêu.
Tôi không rõ khi ngồi viết những trang văn đẹp đẽ đó thằng Lợi nghĩ gì
và tâm trạng của nó như thế nào. Tôi hiểu nó viết câu chuyện chàng chăn
ngựa để gửi gắm niềm yêu mến của nó với đứa con gái vẫn xem nó như kẻ
thù, nhưng có lẽ sâu xa hơn, nó muốn ký thác vào thiên truyện của mình
những ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp mà có lẽ một đứa trẻ lạc loài vẫn
luôn nghĩ tới và thường xuyên bắt gặp trong những giấc mơ.