nhưng không thấy nó đâu. Tôi đành một mình lò dò xuống nhà dưới mò
mẫm thức ăn, bới một tô cơm đầy, chất thêm mấy con tôm rang rồi vòng qua
của bếp tính ra sau hè ngồi ăn cho mát.
Nhưng vừa thò đâu ra khỏi cửa bếp, tôi chợt khựng lại.
Tôi thấy thằng Hòa.
Nó đang ngồi sau hè, trên chiếc ghế thấp mẹ tôi vẫn ngồi xắt chuối và
đang ôm khư khư cái gì đó trong tay, đầu gằm xuống như đang ngủ gục.
Thoạt đầu tôi tưởng nó cũng bới cơm ra sau hè ngồi ăn như tôi nhưng
ngay lập tức tôi biết là mình nhầm: tư thế của nó không phải tư thế của người
ngồi ăn, cách nó ôm cái tô vào bụng (nếu như đó là cái tô) rất giống cái của
người khác đang giữ một hòm vàng lúc nàu cũng nơm nớp lo sợ người khác
giật mất.
- Mày làm gì đó Hòa?
Tôi hỏi lớn, sau khi cân nhắc và bưng tô cơm bước lại phía nó.
Nếu như thi sĩ Trầm Mặc Tử có lần nào đó bị điếc đột xuất thì đó chính
là lúc này. Thậm chí tôi nói to đến mức tôi nghĩ người điếc cũng phải giật
mình, nhưng thằng Hòa chẳng nhúc nhích mảy may.
Kể cả khi tôi đến sát bên nó, ngồi chổm hổm ngay trước mặt nó và cố ý
đụng mạnh vào chân nó, thằng Hòa cũng không buồn ngẩng đầu lên.
Tôi căng mắt nhìn, thấy cái nó đang ôm chặt trong tay là một hộp sắt tây,
loại hộp đựng bánh bích-quy.
- Mày ôm cái hộp gì thế?
Tôi cao giọng hỏi, không tin là nó đã chết.
Lần này như để chứng minh là tôi nghĩ đúng. Hòa ngọ nguậy đầu và từ
từ ngước mặt lên, nói chính xác là làm tôi phát hoảng bằng cách chìa vào