LẠC ĐƯỜNG - Trang 106

Bài báo đó đã cứu tôi thoát khỏi cảnh tù tội bởi vì nó đã đánh động dư

luận nước ngoài.

Sau đây là nguyên văn bài trả lời phỏng vấn ấy:

CHUNG QUANH

TÁC PHẨM “NỔI LOẠN“

Trong sáu tháng cuối năm 1993, cuốn tiểu thuyết NỔI LOẠN của Ðào

Hiếu đã nổi lên như một sự kiện văn học ở Thành Phố Hồ Chí Minh.

Trong chừng mực nào đó: có thể gọi “vụ án NỔI LOẠN”, bởi vì đã có

lời buộc tội đăng trên báo chí, cuốn sách đã bị tịch thâu và tác giả đã bị bắt
giam và truy tố. So với các vụ án văn nghệ trước kia, đây chỉ là một vụ án
nhỏ, song nhìn chung không có gì thay đổi về phương pháp của nhà cầm
quyền dùng để triệt hạ một tác phẩm: tác phẩm bị kết án, tác giả bị đi tù,
song tác giả không được quyền giải thích công khai về tác phẩm của mình.
Chỉ có một điều là ở cuối thể kỷ thứ hai mươi này việc bỏ tù một nhà văn vì
tác phẩm của họ không còn dễ dàng như xưa nữa!

Trong lần về thăm Việt Nam vừa qua tôi có dịp nói chuyện với nhà

văn Ðào Hiếu cũng như nhiều người có thẩm quyền trong giới văn nghệ sĩ
ở Sài Gòn về cuốn sách và các sự kiện chung quanh nó. Khi đó khả năng
anh bị bắt giam đã được nêu ra. Trở lại Âu châu được tin anh bị bắt thật, tôi
tự thấy có trách nhiệm giới thiệu những lời trao đổi với anh mà tôi ghi
được. Như một chứng từ! Như quyền trả lời của một người bị buộc tội.
Phải nói ngay rằng đây không phải là một phân tích về nội dung cuốn sách:
xin dành phần đó cho bạn đọc hay các nhà chuyên phê bình văn học. Trước
khi đi vào phần trao đổi, có lẽ cần nói đôi điều về tác giả cũng như bối cảnh
của vụ án.

I/ TÁC GIẢ:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.