LẠC ĐƯỜNG - Trang 169

-Tôi nghĩ anh ĐH đánh anh Ba Hưng là phải. Bởi vì nếu không đánh

tại cơ quan thì ra ngoài đời anh Ba cũng bị người ta đánh.

Ba Hưng ơi, thật tình tôi cũng không muốn nhắc lại chuyện cũ. Nhưng

khi viết cuốn hồi ký này tôi không thể bỏ qua nó vì, khổ thay, lúc đó ông
điển hình cho một nền báo chí áp đặt, muốn bóp méo sự thật để phục vụ ý
đồ chính trị của mình, còn tôi lại là điển hình cho lớp nhà báo trẻ không
cam tâm làm bồi bút. Vì thế cuộc “đụng độ” giữa chúng ta không còn là
chuyện giữa hai cá nhân mà nó mang một ý nghĩa khái quát rất cao. Thôi,
đành vậy, Ba Hưng ạ.

°

Ngày nay, sau gần 30 năm, báo Tuổi Trẻ đã lớn mạnh hơn nhiều, đội

ngũ phóng viên trẻ hơn, năng động hơn nhưng báo vẫn là báo của Đảng. Họ
chỉ được viết theo chỉ đạo của cấp trên. Hàng ngày họ vẫn chống tiêu cực,
chống tham nhũng… nhưng cũng là “chống” theo ý của Đảng. Độc giả
bình thường vẫn nghĩ là họ rất “dũng cảm”, “dám nói sự thật.”… và những
nhà văn cây đa cây đề cỡ như NN thì vẫn tiếp tục khen tờ báo là “đứng về
phía quần chúng.”…nhưng những người có chút suy nghĩ độc lập thì ai
cũng biết rằng chuyện chống tham nhũng chống tiêu cực trên báo Đảng chỉ
là chuyện màu mè, chỉ là những tiểu xảo “che mắt thế gian” vì thực tế
chuyện tham nhũng là chuyện của cả một guồng máy.

Khi có những vụ tham nhũng lớn cỡ như PMU18 hoặc Đề Án 112 thì

các quan lớn thường chỉ thị một cách nghiêm khắc là: “Hãy xử đúng người,
đúng tội, không được bỏ sót…” nhưng thực tế họ cùng một “băng” với
nhau, bao che cho nhau, xử án qua quýt, lòng vòng… rốt cuộc là chìm
xuồng hoặc năm bảy năm tù để rồi vài năm sau, nhân lễ Quốc Khánh lại
cho về vì “cải tạo tốt.” Đó là những màn trình diễn quen thuộc, rẻ tiền.

Vì thế những bài báo mà người ta vẫn khen là “dũng cảm” là “đứng về

phía nhân dân” thực chất chỉ là những tiểu phẩm hài trơ tráo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.