LẠC ĐƯỜNG - Trang 95

nham nhở như giẻ rách. Tuy nhiên những cái ly ấy, những cuốn sách ấy vẫn
có người mua vì không còn loại ly nào khác, loại sách nào khác.

Sau thời kỳ đổi mới, đi theo kinh tế cạnh tranh thị trường, cái ly trong

khách sạn Hà Nội không còn bọt khí, cuốn sách của các nhà xuất bản được
in trên giấy trắng, bìa couchée bốn màu.

Thành quả ấy là nhờ có cạnh tranh thị trường. Muốn tồn tại anh phải

có sản phẩm tốt, bằng không, khách hàng sẽ mua sản phẩm của người khác.
Tôi nghĩ rằng trong chính trị cũng vậy. Phải có cạnh tranh chính trị thì mới
có những sản phẩm chính trị tốt, nếu không, chúng ta chỉ tạo ra được những
thứ tương tự như cái ly thủy tinh đầy bọt và những trang sách đen như cứt
chó mà thôi!

Đã lâu lắm rồi, tôi có đọc một bài trả lời phỏng vấn của giáo sư tiến sĩ

Phan Đình Diệu (nghe đâu là cháu nội cụ Phan Đình Phùng) đăng trên tờ
Diễn Đàn Paris số 28 năm 1994. Trong bài báo ấy có lẽ giáo sư sợ bị chụp
mũ là “đa đảng, đa nguyên” nên ông đã nói đại khái: nếu ở VN có 2 đảng
Cộng sản thì ông sẽ vô đảng thứ hai. Điều đó chứng tỏ ông cũng căm ghét
sự độc tài. Bởi vì độc tài còn là cha đẻ của tham nhũng.

Tổ chức Minh Bạch Quốc tế và các tổ chức kinh tế thế giới đánh giá

Việt Nam là một trong những quốc gia có nạn tham nhũng trầm trọng nhất
trên thế giới..

Các lãnh đạo đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam cũng thừa nhận

rằng tham nhũng đang là một “quốc nạn”.

Giáo sư Yoshiharu Tsuboi, Đại học Waseda, cho rằng tham nhũng ở

Việt Nam không đơn thuần là vấn đề đạo đức, mà là vấn đề cơ cấu trong tổ
chức, và để loại bỏ tham nhũng, phải cần sự cải thiện lớn trong cơ cấu tổ
chức và tài chính.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.