nhập giữa những người có chỉ số IQ cao (120 trở lên) và những người có chỉ số
IQ thấp (từ 80 trở xuống) đang gia tăng. Một cuộc cách mạng về trí lực làm gia
tăng giá trị của trí tuệ.
Do kết quả thay đổi về thù lao dành cho kinh nghiệm, giáo dục và sự thông
minh trong hai mươi năm qua, mức chênh lệch thu nhập giữa những người không
có trình độ trung học và những người có trình độ đại học đã tăng thêm 40% đối
với thành phần trong độ tuổi từ 25 đến 34 tuổi. Sự cách biệt về lương ngày càng
rộng không phải giữa những thành phần có tay nghề trung bình và thành phần
không có tay nghề (khoảng cách giữa 50% và 10% chỉ tăng 7%), mà là khoảng
cách giữa thành phần có tay nghề trung bình và thành phần có tay nghề rất cao
(khoảng cách giữa 90% và 50% là 17%). Như vậy giá trị tay nghề rất cao tăng lên
và giá trị tay nghề trung bình sẽ giảm xuống.
Có một thông điệp về sự thay đổi đáng kể về lương đã được ghi nhận tại Hoa
Kỳ trong thời gian 25 năm vừa qua. Trong thế kỷ 21, không có nước nào muốn
trở nên giàu có lại để cho một thành phần công dân của mình không được đào
tạo. Bất kỳ xã hội nào không cho phép người phụ nữ được học hành sẽ không
thành công (thí dụ như chính quyền Taliban của Afganistan). Quỹ giáo dục Shia
Ismailis Moslem của ông Aga Khan nói: “Giáo dục một người nam, người ta chỉ
giáo dục được một người. Giáo dục một người nữ, người ta giáo dục cả gia đình”.
Những xã hội thành đạt sẽ giáo dục cho phụ nữ vì họ đóng góp vào tài năng cần
thiết cho lực lượng lao động, nhưng họ cũng sẽ làm như vậy vì những người mẹ
không được giáo dục thì ít khi có được những đứa con có trình độ giáo dục tốt.
Một nền kinh tế tri thức đòi hỏi sự phối hợp nhưng lại rất khác nhau giữa hai
loại kỹ năng. Việc sáng tạo kiến thức đòi hỏi nhiều kỹ năng sáng tạo có trình độ
giáo dục cao ở mức độ cao nhất trong phân phối kỹ năng. Việc triển khai kiến
thức đòi hỏi kỹ năng chất lượng cao được phổ biến rộng rãi cùng với trình độ
giáo dục trung bình và thấp trong phân phối kỹ năng. Một quốc gia không nhất
thiết dẫn đầu ở cả hai kỹ năng này. Trong nửa đầu thế kỷ 19, Hoa Kỳ dẫn đầu thế
giới về tổng sản phẩm nội địa / đầu người (có mức triển khai kiến thức cao nhất),
nhưng Đức lại là nước dẫn đầu thế giới trong lãnh vực sáng tạo tri thức mới. Việc
triển khai kỹ năng tốt trong thành phần tay nghề trung bình và thấp cho phép Hoa
Kỳ đạt được sự thịnh vượng cao hơn nước Đức, nhưng không có những kỹ năng
sáng tạo ở mức cao nhất như nước Đức.