LÀM GIÀU TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC - Trang 65

Vấn đề trước cuộc khủng hoảng không phải là biết giá không chịu đựng được

sẽ giảm xuống mà là biết dự đoán thời điểm và vận tốc của sự sụt giảm. Những
mô hình kinh tế cho thấy các lực và áp lực cơ bản nhưng lại không dự báo thời
điểm. Thực ra các mô hình kinh tế chẳng đề cập đến thời điểm. Về mặt này, kinh
tế học cũng giống như địa chất học. Các nhà địa chất biết rất rõ cấu trúc của tầng
địa chất nằm bên dưới vết nứt San Andreas ở California. Họ biết tuyệt đối chính
xác là sẽ có một trận động đất lớn tại California. Nhưng họ không biết nó sẽ xảy
ra trong vòng một giây nữa hay một nghìn năm nữa kể từ giờ phút này. Điều mà
họ có thể làm là vẽ sơ đồ của vết nứt và tìm hiểu xác suất của nó. Con người vẫn
xây nhà ngay trên vết nứt đó, an tâm rằng nó sẽ không xảy ra trong đời họ.

Vết nứt kinh tế to lớn trong vành đai Thái Bình Dương đã được biết từ lâu rồi.

Về lâu dài, giá trị đất phải phản ánh khả năng sinh lợi tiềm tàng – tiền thuê có

thể thu từ các hoạt động kinh tế thực hiện trên đất đó. Khi giá trị bất động sản của
Hoàng cung tại trung tâm Tokyo vượt quá giá trị của toàn bộ bang California, có
điều gì đó sai lệch về cơ bản. Đây lại là một dịch hoa tu-líp và ai cũng biết như
thế – hay cần phải biết như thế. GDP của toàn California không thể tạo ra trên
mảnh đất chỉ bằng diện tích của Hoàng cung.

Một chân lý cơ bản của kinh tế học được dạy cho những lớp mở đầu về mậu

dịch quốc tế là không có nước nào có thể chịu đựng mãi số nhập siêu to lớn khi
mà nợ nước ngoài tăng nhanh hơn GDP. Cần phải vay ngoại tệ để tài trợ cho số
nhập siêu và trả lãi trên các số vay trước đó. Dần dần nợ trở nên quá lớn để có thể
hoàn trả. Đến một lúc nào đó, số nợ hiện có sẽ làm cho những người cho vay kết
luận rằng cho vay thêm sẽ gặp quá nhiều rủi ro (khả năng không trả được nợ) và
thị trường tín dụng đóng chặt cửa.

Các nước châu Á lâm vào khủng hoảng năm 1997 đều có số nhập siêu (thâm

hụt mậu dịch) rất lớn – 8 tỷ USD tại Indonesia, 4 tỷ tại Malaysia, 10 tỷ tại Thái
Lan, 4 tỷ tại Philippines, và 19 tỷ tại Hàn Quốc. Các nước này đều có số xuất siêu
(thặng dư mậu dịch) lớn 10 năm trước. Sự biến chuyển từ xuất siêu sang nhập
siêu có thể trực tiếp tìm thấy từ quyết định tham gia trò chơi tăng trưởng từ xuất
khẩu của Trung Quốc. Với lực lượng lao động được đào tạo tốt hơn mà lại rẻ hơn
các nước Đông Nam Á cùng với thị trường nội địa khổng lồ, Trung Quốc đã
giành lại hoạt động xuất khẩu từ các nước châu Á khác và nhanh chóng đạt mức
xuất siêu đến 50 tỷ USD. Để thoát ra khỏi con đường kinh tế của Trung Quốc,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.