thuật toán thống kê sẽ phân tích hàng nghìn tỷ byte thông tin chưa được cấu
trúc, đưa ra các giải pháp hữu ích đáng ngạc nhiên cho những câu hỏi khó.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng việc cung cấp thời gian nghỉ ngơi cho não bộ có
ý thức sẽ cho phép tư duy tiềm thức giải quyết những thách thức phức tạp
nhất trong công việc. Do đó, nghỉ ngơi không nhất thiết là phải giảm lượng
thời gian làm việc hiệu quả mà thay vào đó, bạn có thể đa dạng hóa hình
thức làm việc.
Lý do số 2: Thời gian nghỉ ngơi giúp bạn hồi phục năng lượng cần thiết
để làm việc sâu
Một bài báo được trích dẫn trên tạp chí Psychological Science năm 2008 đã
mô tả một thí nghiệm đơn giản. Đối tượng tham gia được chia thành hai
nhóm. Một nhóm được yêu cầu đi bộ trên con đường rậm rạp trong khu
vườn thực vật gần Ann Arbor, Michigan. Nhóm còn lại được đưa đi dạo tại
khu trung tâm thành phố nhộn nhịp. Cả hai nhóm đều được giao nhiệm vụ
hạn chế quãng số đếm ngược. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm đi giữa
thiên nhiên đã thực hiện tốt hơn tới 20% nhiệm vụ. Lợi thế khi đi trong môi
trường tự nhiên vẫn được duy trì ở tuần tiếp theo khi các nhà nghiên cứu
thực hiện trên cùng đối tượng và di chuyển vị trí: Con người không phải là
yếu tố quyết định tới kết quả nhưng liệu họ có cơ hội được đi dạo trong
rừng như vậy không?
Hóa ra, nghiên cứu này là một trong nhiều nghiên cứu xác nhận lý thuyết
phục hồi sự chú ý (attention restoration theory – ART), khẳng định rằng
việc dành thời gian để hòa mình vào thiên nhiên có thể giúp cải thiện khả
năng tập trung của con người. Lý thuyết này được Rachel Kaplan và
Stephen Kaplan, hai nhà tâm lý thuộc Đại học Michigan, đề xuất lần đầu
vào những năm 1980 (sau đó, đồng tác giả Stephen Kaplan đã tiếp tục
nghiên cứu cùng Marc Berman và John Jonides vào năm 2008), dựa trên
khái niệm về sự suy giảm chú ý. Lý thuyết tập trung vào những điều mà
ART gọi là sự chú ý được điều hướng. Nguồn năng lượng này rất hữu hạn;