LÀM RA LÀM CHƠI RA CHƠI - Trang 134

lần đầu trong quá trình viết luận án tiến sĩ và từ đó đến nay, tôi vẫn giữ
được thói quen này dù theo cách này hay cách khác). Điều đầu tiên tôi làm
là kiểm tra hộp thư đến lần cuối để đảm bảo rằng không có việc gì cấp bách
trước khi kết thúc ngày làm việc. Tiếp theo, tôi chuyển nhiệm vụ mới đang
lưu tâm trong đầu hoặc đã được phác thảo trước đó thành danh sách nhiệm
vụ chính thức. (Tôi sử dụng Google Docs để lưu danh sách nhiệm vụ vì
như vậy tôi có thể truy cập được mọi lúc mọi nơi.) Khi mở danh sách
nhiệm vụ, tôi nhanh chóng lướt qua tất cả công việc trong danh sách, rồi
giở lịch xem vài ngày tới. Hai hành động này nhằm đảm bảo tôi sẽ không
quên bất kỳ công việc cấp bách nào hay bất kỳ hạn chót quan trọng nào.
Kết thúc nghi thức, tôi sử dụng thông tin này để lập kế hoạch sơ bộ cho
ngày hôm sau. Sau đó, tôi sẽ nói: “Nghỉ tay thôi” và mọi suy nghĩ về công
việc đã được thực hiện luôn trong ngày.

Khái niệm về nghi thức nghỉ ngơi lúc đầu có vẻ mang tính cực đoan, nhưng
đó cũng là bởi hiệu ứng Zeigarnik. Hiệu ứng này được đặt tên theo công
trình thử nghiệm của Bluma Zeigarnik, nhà tâm lý học đầu thế kỷ XX.
Nghiên cứu đã chỉ ra khả năng thống trị sự chú ý của các nhiệm vụ chưa
hoàn thành. Qua đó, chúng ta biết rằng nếu dừng bất kỳ việc gì đang làm dở
vào lúc 5 giờ chiều và tuyên bố: “Tôi đã xong việc cho hôm nay rồi”, bạn
sẽ khó tách mình ra khỏi những suy nghĩ có liên quan đến công việc, bởi
các nhiệm vụ chưa được giải quyết vẫn còn lởn vởn trong tâm trí bạn, như
trong các thí nghiệm của Bluma Zeigarnik và chúng sẽ còn tiếp tục thu hút
sự chú ý của bạn suốt buổi tối (một trận đấu không cân sức mà phần thắng
thường không nghiêng về phía chúng ta).

Lúc đầu, thử thách này có vẻ khó chinh phục. Bất kỳ người lao động trí óc
liên tục nào cũng có thể gặp tình trạngluôn tồn đọng các công việc chưa xử
lý xong. Giá mà bạn có thể trải nghiệm cảm giác mọi thứ đã được giải
quyết xong xuôi. May mắn thay, chúng ta không cần phải hoàn thành nhiệm
vụ để được tống nó ra khỏi tâm trí. Giải pháp dành cho vấn đề này đã được
nhà tâm lý học Roy Baumeister và E. J. Masicampo, hai tác giả của bài báo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.