trong một cuộc phỏng vấn với Ira Flatow của Đài Phát thanh Phi lợi nhuận
Quốc gia vào năm 2010:
Vì vậy, chúng ta có thang đo để chia mọi người thành hai kiểu người có sự
khác biệt đáng kể: Những người lúc nào cũng trong trạng thái đa nhiệm và
những người hiếm khi làm gì. Những người lúc nào cũng trong trạng thái
đa nhiệm không thể nhận ra đâu là những việc không liên quan đến họ. Họ
không thể quản lý trí nhớ trong công việc. Họ bị lơ đãng kinh niên. Họ
dùng phần não lớn hơn cho những việc không liên quan đến nhiệm vụ đang
thực hiện... và điều này có ảnh hưởng rất xấu về mặt tinh thần.
Lúc đó, Flatow hỏi Nass rằng liệu những người bị sao lãng kinh niên có
nhận ra sự lặp lại này trong não bộ của họ không.
Những người trao đổi cùng chúng tôi nói rằng: “Nhìn xem, khi thực sự phải
tập trung, tôi sẽ bỏ qua tất cả mọi thứ và tập trung cao độ.” Và thật không
may, họ đã phát triển những thói quen tư duy khiến họ không thể làm như
họ đã nói. Họ không thích hợp. Họ không thể tiếp tục công việc.
Nass phát hiện ra khi não bộ của bạn đã quen với sự sao lãng theo nhu cầu,
bạn sẽ rất khó rũ bỏ nó dù muốn tập trung. Cụ thể là: Nếu mọi khoảnh khắc
dễ gây nhàm chán trong cuộc sống – ví dụ như việc phải đợi xếp hàng năm
phút hoặc ngồi một mình trong nhà hàng chờ bạn bè đến – sẽ nhanh chóng
vơi bớt khi bạn nghịch chiếc điện thoại thông minh, não bộ của bạn có thể
quay lại điểm “ảnh hưởng xấu về mặt tinh thần” như trong nghiên cứu của
Nass, khi nó chưa sẵn sàng cho làm việc sâu – dù bạn có thường xuyên sắp
xếp thời gian để rèn luyện sự tập trung này đi nữa.
Quy tắc số 1 đã chỉ cho bạn thấy cách kết hợp làm việc sâu với lịch trình và
hỗ trợ nó bằng các thói quen cùng nghi thức được thiết lập ra để giúp bạn
liên tục đạt tới giới hạn khả năng chuyên tâm hiện tại. Quy tắc số 2 sẽ giúp
bạn cải thiện đáng kể giới hạn này. Các chiến lược tiếp theo được thúc đẩy
từ ý tưởng quan trọng: Để thực hiện tốt nhất thói quen làm việc sâu, bạn