Để suy ngẫm hiệu quả phát huy tác dụng, bạn cần hiểu rằng giống như bất
kỳ hình thức thiền định nào khác, muốn giỏi thì phải luyện tập. Lần đầu thử
áp dụng chiến lược này, vài tuần đầu nghiên cứu sau khi có bằng tiến sĩ cao
cấp, tôi thấy “bệnh” phân tâm của mình đúng là vô phương cứu chữa – kết
thúc chuỗi ngày dài “suy nghĩ” mà thành quả chẳng thấy đâu. Tôi đã phải
thực hành cả chục lần trước khi bắt đầu thu được những kết quả thực sự.
Đừng nản chí, rồi bạn cũng đạt được kết quả tương tự thôi. Tôi sẽ giới thiệu
đến bạn hai gợi ý cụ thể sau.
Gợi ý số 1: Hãy cảnh giác với những sao lãng và suy nghĩ luẩn quẩn
Do chưa có kinh nghiệm, nên khi bạn bắt đầu triển khai chiến lược suy
ngẫm hiệu quả, hành động nổi loạn đầu tiên trong tâm trí bạn là nảy ra
những suy nghĩ không liên quan nhưng có vẻ thú vị hơn. Ví dụ, tâm trí tôi
thường đánh lạc hướng sự chú ý bằng cách bắt đầu soạn e-mail mà tôi biết
mình cần phải viết. Nói một cách khách quan, luồng tư tưởng này nghe có
vẻ nhạt nhẽo, nhưng vào lúc đó, nó có thể có ảnh hưởng lớn một cách rõ
ràng. Khi nhận thấy sự chú ý có dấu hiệu lạc khỏi vấn đề trước mắt, hãy
nhẹ nhàng kéo nó quay trở lại và nhắc nhở bản thân rằng bạn có thể suy
nghĩ về việc này sau.
Theo nhiều cách, sự sao lãng kiểu này chính là kẻ thù hiển nhiên cần đánh
bại trong quá trình phát triển thói quen suy ngẫm hiệu quả. Một kẻ thù
không kém phần nguy hiểm nữa là sự luẩn quẩn. Khi đối mặt với một vấn
đề khó khăn, tâm trí bạn ắt sẽ cố gắng tránh tiêu hao năng lượng quá mức
khi có thể. Ví dụ, nó sẽ tìm cách tránh đi sâu vào vấn đề quan trọng bằng
cách xoáy sâu nhiều lần vào những thông tin đã biết. Ví dụ, khi giải quyết
một vấn đề, tâm trí tôi sẽ có xu hướng góp nhặt những kết quả sơ bộ đơn
giản rồi làm mới chúng nhiều lần để tránh mất sức tạo dựng những kết quả
hướng tới giải pháp cần thiết. Bạn phải cảnh giác với kiểu suy nghĩ luẩn
quẩn này, vì nó có thể nhanh chóng phá hủy toàn bộ một buổi suy ngẫm