cơ chứ?”
Các thử nghiệm của 37signals nêu bật lên một thực tế quan trọng rằng:
Những công việc hời hợt đang ngày càng kiểm soát thời gian và sự chú ý
của người lao động trí óc thường không mấy quan trọng vào thời điểm
trước mắt. Đối với hầu hết các công ty, nếu loại bỏ số lượng đáng kể những
việc tầm phào này, kết quả họ thu về vẫn không bị ảnh hưởng gì. Và như
Jason Fried đã khám phá ra, nếu không chỉ loại bỏ công việc hời hợt mà
còn thay thế nó bằng thời gian tiết kiệm được để làm việc sâu hơn, công ty
sẽ không chỉ tiếp tục hoạt động; mà còn có thể thành công hơn nữa.
Quy tắc này yêu cầu bạn áp dụng những hiểu biết này vào đời sống công
việc của mình. Các chiến lược tiếp theo được đưa ra để giúp bạn xác định
rõ sự hời hợt trong lịch trình làm việc hiện tại, sau đó cắt giảm chúng đến
mức tối đa – để có thể dành nhiều thời gian tập trung sâu vào những hoạt
động quan trọng nhất.
Tuy nhiên, trước khi đi sâu vào chi tiết của các chiến lược này, chúng ta cần
phải đối mặt với thực tế rằng lối tư duy chống lại sự hời hợt trong công việc
này có một hạn chế. Giá trị của làm việc sâu vượt rất xa so với giá trị của
làm việc hời hợt, nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải theo đuổi một
lịch trình mà tất cả thời gian của bạn đều dành để tập trung sâu. Đôi lúc,
bạn cũng cần một số công việc hời hợt để cập nhật thông tin cho những
công việc chuyên sâu của mình. Bạn có thể tránh kiểm tra e-mail cứ 10
phút một lần, nhưng bạn không thể không bao giờ trả lời các e-mail quan
trọng. Theo nghĩa này, chúng ta nên coi mục tiêu của quy tắc này là tiết chế
những công việc hời hợt thay vì loại bỏ hoàn toàn chúng ra khỏi lịch trình.
Đây là một vấn đề về khả năng nhận thức. Làm việc sâu sẽ gây mệt mỏi vì
nó buộc bạn phải dốc hết sức lực. Các nhà tâm lý học về hiệu suất làm việc
đã nghiên cứu rộng rãi về việc một cá nhân cần bao nhiêu nỗ lực như vậy
để duy trì sự chuyên tâm và tỉnh táo trong một ngày nhất định.
báo về thực hành có chủ ý, Anders Ericsson và các cộng sự đã khảo sát