nhiều người biện hộ rằng hành vi này còn tốt chán so với thói quen để hộp
thư mở suốt trên màn hình (một thói quen nhảm nhí mà không mấy ai còn
làm). Nhưng Leroy đã chỉ cho chúng ta thấy, thực tế đây chẳng phải là một
tiến bộ gì cho cam. Việc ngó qua đó sẽ đưa bạn đến với mục tiêu chú ý
mới. Tệ hơn, việc nhìn thấy những tin nhắn mà bạn không thể xử lý ở thời
điểm đó (đây là trường hợp khá phổ biến), bạn sẽ bị ép phải quay trở lại
nhiệm vụ ban đầu trong khi nhiệm vụ thứ hai vẫn dang dở. Phần thặng dư
chú ý còn lại do chuyển đổi nửa vời sẽ làm giảm hiệu suất của bạn.
Khi lùi lại một bước để đánh giá sự việc dưới góc nhìn cá nhân, chúng ta sẽ
thấy một lập luận rõ ràng: Để tạo ra sản phẩm ở mức xuất sắc, bạn cần dồn
toàn bộ sự tập trung vào một nhiệm vụ và không được phân tâm trong một
thời gian dài. Nói cách khác, hình thức làm việc có thể tối ưu hóa hiệu suất
của bạn chính là làm việc sâu. Nếu không thấy thoải mái khi chìm đắm
trong công việc suốt một thời gian dài, bạn sẽ khó có thể đạt được mức hiệu
suất cao nhất để tăng cường chuyên môn. Nếu tài năng và kỹ năng của bạn
không lấn át hẳn đối thủ cạnh tranh, những người làm việc sâu trong số họ
sẽ vượt qua bạn.
Thế còn Jack Dorsey thì sao?
Tôi vừa đưa ra lập luận về lý do vì sao làm việc sâu lại hỗ trợ cho những
khả năng đang ngày càng trở nên quan trọng hơn trong nền kinh tế. Thế
nhưng, trước khi chấp nhận kết luận này, chúng ta còn phải đối mặt với một
kiểu câu hỏi mà tôi vẫn thường hay bắt gặp khi thảo luận về chủ đề này:
Thế còn Jack Dorsey thì sao?
Jack Dorsey đã giúp sáng lập ra Twitter. Sau khi từ bỏ vị trí CEO, anh tiếp
tục thành lập công ty xử lý thanh toán Square. Theo hồ sơ trên Forbes:
“Anh là người chuyên làm gián đoạn trên diện rộng và là kẻ phạm tội liên
tục.” Anh cũng là người không dành nhiều thời gian cho trạng thái làm việc
sâu. Dorsey không có thú vui xa xỉ dành cho việc tư duy liên tục trong một
thời gian dài, vì vào thời điểm hồ sơ trên Forbes được thành lập, anh đang