xứng với năng suất biên của họ. Dù một số chi tiết trong lý thuyết của
Piketty còn gây tranh cãi, nhưng nhìn chung nó đã đưa ra được giả thiết cơ
bản rằng việc đo lường đóng góp của các cá nhân đang ngày càng khó khăn
hơn, mà theo lời Piketty là “rõ ràng đúng”.
Do đó, chúng ta không nên hy vọng sẽ dễ dàng phát hiện được tác động
mấu chốt của những hành vi phá hoại sự chuyên tâm. Theo Tom Cochran,
những số liệu đo lường này đã rơi vào vùng hỗn độn khó có thể đo lường
dễ dàng – tôi gọi đó là hố đen đo lường. Dĩ nhiên, dù rất khó đo lường
những đại lượng liên quan tới làm việc sâu nhưng điều đó không có nghĩa
là các doanh nghiệp sẽ bỏ qua nó. Chúng ta có rất nhiều ví dụ về các hành
vi khó đo lường tác động tới mục tiêu vô cùng quan trọng nhưng lại phổ
biến trong văn hóa doanh nghiệp; chẳng hạn như ba xu hướng đã được giới
thiệu ở phần đầu chương, hay mức lương lãnh đạo thuộc hàng “khủng” đã
khiến Thomas Piketty phải đau đầu. Nhưng nếu không có những phép đo rõ
ràng bổ trợ, thì bất kỳ hành vi kinh doanh nào cũng sẽ dễ bị tổn thương
trước những ý tưởng bất ổn và những nguồn lực chuyển dịch, và trong tình
trạng hỗn độn bất ổn này, chúng ta khó có thể làm việc sâu.
Thực tế của hố đen đo lường chính là cơ sở cho những tranh luận tiếp theo
trong chương này. Trong các phần tới, tôi sẽ mô tả những tư duy và thiên
kiến khác nhau đã đẩy công việc kinh doanh rời xa khỏi hình thức làm việc
sâu và nghiêng về những phương án thay thế gây phân tâm hơn. Không một
hành vi nào trong số đó có thể tồn tại lâu dài nếu việc chúng gây hại tới
mục tiêu vô cùng quan trọng trở nên rõ ràng, nhưng hố đen đo lường sẽ
ngăn cản sự rõ ràng đó, đồng thời cho phép chúng ta hướng tới sự phân tâm
đang ngày càng lớn trong công việc.
Nguyên tắc ít kháng cự nhất
Nhắc đến những hành vi mất tập trung được chấp nhận ở nơi làm việc,
chúng ta phải kể đến văn hóa kết nối đang đầy rẫy hiện nay, nơi mọi người
đều cho rằng họ phải nhanh chóng đọc và phản hồi các e-mail (cùng những