lượng công trình xuất bản và trích dẫn thành một giá trị duy nhất phản ánh
tác động của người viết đối với lĩnh vực họ nghiên cứu. Ví dụ, trong lĩnh
vực khoa học máy tính, người ta khó có thể đạt được chỉ số h trên 40,
nhưng khi đã vượt qua được cột mốc này thì đó chính là dấu ấn của một sự
nghiệp dài hơi mạnh mẽ. Ngược lại, nếu chỉ số h của bạn chỉ ở mức một
con số khi bạn đang ở giai đoạn giữa của sự nghiệp, thì có lẽ bạn đang gặp
vấn đề. Google Scholar là một công cụ phổ biến trong số nhiều công cụ học
thuật giúp tìm kiếm các bài nghiên cứu, thậm chí nó còn tự động tính toán
chỉ số h cho bạn, để đôi ba lần mỗi tuần, bạn được nhắc nhở xem chính xác
thì mình đang ở vị trí nào. (Trong trường hợp bạn vẫn còn chưa rõ, thì tính
tới buổi sáng khi viết chương này, chỉ số h của tôi là 21.)
Sự rõ ràng này đã đơn giản hóa các quyết định về thói quen làm việc mà
một giáo sư chấp nhận hoặc từ bỏ. Ví dụ, trong một buổi phỏng vấn,
Richard Feynman, nhà vật lý từng giành giải Nobel mới đây, đã giải thích
về các chiến lược hiệu suất ít chính thống hơn của ông như sau:
Để cho ra đời các công trình nghiên cứu vật lý có giá trị thực sự, bạn sẽ cần
đến những khoảng thời gian liên tục đến tuyệt đối… việc này đòi hỏi rất
nhiều sự tập trung… nếu phải giải quyết bất kỳ công việc giấy tờ nào, bạn
sẽ không còn thời gian nữa. Vì vậy, tôi đã phát minh ra một lý thuyết khác
cho riêng mình: rằng tôi chính là một kẻ vô trách nhiệm. Tôi chủ động vô
trách nhiệm. Tôi nói với mọi người rằng tôi không làm gì đâu. Nếu ai đó đề
nghị kết nạp tôi vào hội đồng, tôi sẽ nói “Không”. Tôi là kẻ vô trách nhiệm
mà.
Feynman đã kiên quyết lảng tránh các nhiệm vụ bàn giấy bởi ông biết
chúng chỉ làm giảm khả năng thực hiện điều quan trọng nhất trong sự
nghiệp của ông: “cho ra đời những công trình nghiên cứu vật lý có giá trị
thực sự”. Giả sử, Feynman có thể hơi kém ở khoản phản hồi e-mail và sẽ
chuyển trường đại học nếu bạn cố đưa ông vào một văn phòng mở hay yêu