Để hiểu được điều này, hãy nhớ lại sự nổi lên của những dây chuyền sản
xuất đi kèm với sự trỗi dậy của Phong trào Hiệu quả do Frederic Taylor
khởi xướng, người đã nổi danh nhờ dùng chiếc đồng hồ bấm giờ kiểm soát
hiệu quả các bước di chuyển của công nhân nhằm tìm ra cách thức nâng
cao tốc độ để hoàn thành nhiệm vụ. Trong kỷ nguyên của Taylor, năng suất
là khái niệm hết sức rõ ràng: số công cụ được tạo ra trong một đơn vị thời
gian. Dường như trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, nhiều người lao động
trí óc đã bỏ qua những ý tưởng khác và quay lại với cách định nghĩa cũ về
năng suất khi nỗ lực củng cố giá trị của mình trong khi tình trạng công việc
đang gây hoang mang. (Ví dụ, David Allen thậm chí còn dùng cụm từ
“công cụ quay tay” để mô tả dòng công việc năng suất.) Tôi cho rằng, rõ
ràng những người lao động trí óc ngày càng chạy theo sự bận rộn nhiều hơn
bởi họ không còn cách nào tốt hơn để bộc lộ giá trị của mình. Chúng ta hãy
nghĩ cho xu hướng này một cái tên dần đi thôi.
Sự bận rộn đại diện cho hiệu suất: Khi không có những chỉ báo rõ ràng cho
biết năng suất và giá trị trong công việc, nhiều người lao động trí óc lại
quay lại với chỉ báo năng suất trong ngành công nghiệp: làm thật nhiều việc
dễ thấy.
Tư duy này mang đến một lời giải thích khác cho sự phổ biến của các hành
vi phá hoại chiều sâu. Nếu bạn gửi và trả lời e-mail cả ngày, nếu bạn liên
tục đặt lịch trình và tham dự họp hành, nếu bạn cân nhắc các hệ thống tin
nhắn phản hồi ngay (giống như của Hall) trong vòng vài giây sau khi ai đó
đăng tải câu hỏi, hoặc nếu bạn lang thang khắp văn phòng mở, nêu ý tưởng
với bất kỳ ai mà bạn gặp – tất cả những hành vi này đều khiến bạn có vẻ
bận rộn trước bàn dân thiên hạ. Nếu bạn sử dụng sự bận rộn như một thước
đo cho hiệu suất, những hành vi này sẽ góp phần khiến bạn thuyết phục
chính mình và những người khác là bạn đang làm tốt công việc của mình.
Tư duy này cũng không hẳn là vô lý. Với một số người, công việc thực sự
phụ thuộc vào hành vi như thế. Chẳng hạn, vào năm 2013, CEO mới của