Sự tôn sùng Internet
Alissa Rubin là Giám đốc văn phòng New York Times tại Paris. Trước đó,
bà là Giám đốc văn phòng tại Kabul, Afghanistan để đưa tin từ tiền tuyến
về tình hình tái thiết sau chiến tranh. Cũng vào khoảng thời gian tôi viết
chương này, bà đang xuất bản một loạt các bài báo sâu cay nhằm đả kích sự
đồng lõa của Chính phủ Pháp trong vụ thảm sát người Rwanda. Nói cách
khác, Rubin là một nhà báo có tâm và có tầm trong nghề. Bà cũng tweet, và
tôi chỉ có thể đoán đó hẳn là do sự thúc ép từ sếp của bà.
Trang cá nhân trên Twitter của Rubin có phần nhàm chán và rời rạc, cứ hai
đến bốn ngày lại có một bài đăng, như thể bà đang nhận được thông báo
đều đặn từ phòng truyền thông xã hội của Times (một bộ phận có thật) nhắc
nhở bà hãy chiều lòng những người theo dõi. Trừ một số ít ngoại lệ, những
bài tweet chỉ đơn giản đề cập đến một bài báo mà bà đọc và thích gần đây.
Rubin là một nhà báo, không phải là nhân vật truyền thông. Giá trị của bà
nằm ở khả năng khai thác các nguồn tin quan trọng, liên kết các sự kiện với
nhau, và viết nên những bài báo gây được sự chú ý. Đó là Alissa Rubin
trong lĩnh vực đã mang lại danh tiếng cho tờ Times, và cũng chính danh
tiếng này đã xây dựng nên nền tảng cho thành công về mặt thương mại của
tờ báo trong thời đại click-bait
rất phổ biến và dễ gây nghiện. Vậy tại sao
Alissa Rubin lại bị thúc giục phải thường xuyên ngắt quãng công việc cần
đến làm việc sâu này để đưa những nội dung nông cạn, vô thưởng vô phạt
cho một dịch vụ được vận hành bởi một công ty truyền thông không liên
quan gì có trụ sở ở tận Thung lũng Silicon? Và có lẽ còn quan trọng hơn,
tại sao hành động này lại có vẻ hết sức bình thường đến vậy với hầu hết
mọi người? Nếu có thể trả lời những câu hỏi này, chúng ta sẽ hiểu hơn về
xu hướng cuối cùng mà tôi muốn trao đổi. Xu hướng đó có liên quan tới
câu hỏi tại sao làm việc sâu lại trở nên hiếm gặp đến ngược đời như vậy.
22
Click-bait: Đường dẫn tới website thương mại, bán sản phẩm cần quảng
cáo, thường ở dạng hình ảnh hoặc tít bài gây tò mò. (ND)