chẳng có gì thú vị thành một hệ tư tưởng hấp dẫn và hay ho – có khi còn là
hệ tư tưởng tối cao của ngày nay.”
Trong bài phê phán của Morozov, chúng ta đã thấy “mạng Internet” cũng
đồng nghĩa với tương lai mang tính cách mạng của ngành kinh doanh và
chính phủ. Biến công ty của bạn trở nên giống “Internet” hơn chính là xu
hướng thời đại, và lảng tránh xu hướng này chẳng khác nào làm người đánh
xe ngựa trong thời đại ô tô. Chúng ta không còn coi những công cụ Internet
như những sản phẩm được phát hành bởi các công ty mang mục đích
thương mại, được cấp vốn bởi những nhà đầu tư ôm hy vọng kiếm lời và
được điều hành bởi những chú ngựa non háu đá thích làm rùm beng mọi
việc. Thay vào đó, chúng ta nhanh chóng thần tượng hóa những xảo thuật
kỹ thuật số như một dấu hiệu của sự tiến bộ và biểu trưng của thế giới mới
(mà tôi đoán chắc là tươi đẹp).
Chủ trương ôn hòa với mạng Internet (một thuật ngữ khác của Morozov)
cũng có nhiều nét giống với công nghệ chính trị ngày nay. Quan trọng là
chúng ta phải nhận ra thực tế này, bởi nó chính là lời giải đáp cho câu hỏi
mở đầu phần này. Tờ New York Times vẫn duy trì tổ truyền thông xã hội và
gây sức ép lên những nhà báo của mình, như Alissa Rubin, yêu cầu họ phải
hướng tới hành vi mất tập trung, bởi trong thời đại công nghệ chính trị lấy
Internet làm trung tâm, thì hành vi như vậy không được đưa ra thảo luận.
Những phương án thay thế, không bao gồm Internet vạn vật, như Postman
nói là “vô hình và cứ thế trở nên không liên quan”.
Sự vô hình này đã giải thích cho cơn chấn động được nhắc đến ở trên, khi
Jonathan Franzen mạnh mẽ đề xuất rằng các tiểu thuyết gia không nên
tweet. Nó khiến người ta phát cáu không phải vì họ đã quá giỏi marketing
sách và không tán thành với kết luận của Franzen, mà bởi nó khiến họ ngạc
nhiên khi có người nào đó lại nghiêm túc đề nghị việc không sử dụng các
phương tiện truyền thông xã hội. Trong thời đại công nghệ chính trị lấy