đi và biết nói. Bởi vậy, nhiều khi vắng vẻ, tôi thơ thẩn ngoài vườn, một
mình nói chuyện với hoa.
Tôi ở với ông tôi mãi đến khi ông tôi mất. Năm ấy tôi mười bốn tuổi. Sau
khi khóc ông tôi, tôi về ở với thầy mẹ tôi. Bấy giờ tôi mới bắt đầu học quốc
ngữ và chữ Pháp. Đó là ý định của thầy mẹ tôi ngay từ năm tôi mười tuổi.
Ấy là năm Ất Mão, năm mà ở Bắc Kỳ người ta bắt đầu bổ chõng và bẻ
gọng lều [...]
, năm mà ông cha tôi đã mất cái hy vọng cho tôi làm ông
Nghè ông Cử để nối dõi cái mạch thư hương của nhà tôi, truyền từ đời Lê
cho đến bấy giờ! Nhưng khi ông tôi còn, thì cái ý định ấy không làm nổi...
Hai năm tôi mười bốn, mười lăm, có thể là những năm khổ nhất trong đời
tôi. Từ khi về ở với thầy, mẹ tôi, tôi không còn có hoa mà xem, và không
còn có tiểu thuyết mà đọc. Vả lại, tôi cũng không còn dư thì giờ nữa. Tuổi
tôi đã lớn, tôi cần phải cố sống, cố chết mà học. Nhiều đêm phải rửa mặt
hàng chục lần cho đỡ buồn ngủ. Bây giờ nghĩ lại, tôi lấy làm lạ rằng sao tôi
không mắc bệnh ho lao!
Cuối năm mười lăm, thầy tôi đổi về Thái
. Nhà tôi ở trọ trong nhà chú
Hường tôi. Sở dĩ tôi gọi thế, là vì ông ấy có mua hàm Hồng lô tự Thiếu
khanh, và với thầy tôi là đôi con cô, con cậu.
Năm sau tức là năm tôi mười sáu tuổi - năm mà tôi đã nói rằng tôi tìm thấy
hạnh phúc ở trong một vườn hoa. Cái vườn hoa ấy là của chú tôi. So với
vườn hoa của ông tôi, nó vừa rộng hơn, vừa nhiều hoa lạ hơn nữa. Ngay
hôm mới đến tôi đã nhảy ra vườn và thơ thẩn, tối ngày không chán. Tuy
vậy, cái hạnh phúc của tôi năm ấy, không những là lại được yêu hoa, mà
còn là bắt đầu được yêu Mai Hữu, con gái chú tôi...
--------------------------------
Ban đầu nhà xuất bản Đời nay đặt cho nó nhan đề Thanh Đức và hệ thống quảng cáo của Tự
Lực văn đoàn còn gán cho nó một tên phụ, Tội lỗi; sau này khi Nhất Linh cho tái bản cuốn sách
ở Sài Gòn, cuốn tiểu thuyết trở lại nhan đề ban đầu mà Khái Hưng đã chọn lúc sinh thời: Băn
khoăn.
Các chi tiết liên quan đến cuộc đời Nhượng Tống sử dụng trong bài viết đều đã được xác nhận
bởi bà Hoàng Lương Minh Viễn, con gái độc nhất của Nhượng Tống Hoàng Phạm Trân, hiện vẫn
sống ở Hà Nội.
Của Liễu Tuyền tiên sinh, do nhà xuất bản Tân Việt in năm 1947; lúc này nhà Tân Việt mới