LAN HỮU - Trang 18

chuyển trở lại vào trong Nam.

4

Kiểm duyệt thời Pháp thuộc bỏ mười ba dòng. (Các chú thích trong sách, nếu không có ghi chú
thêm, đều là của Cao Việt Dũng).

5

Kiểm duyệt thời Pháp thuộc bỏ ba dòng.

6

Ý nói tính nết thuần và tốt.

7

Kiểm duyệt thời Pháp thuộc bỏ ba dòng.

8

Rở hãm: "rỡ" thì đúng hơn là "rở", có nghĩa là gỡ ra, còn "hãm" nghĩa là chôn vùi. "Rỡ hãm" có
thể hiểu như dây dưa, nâng lên đặt xuống, xoay vần. Kiều có câu: "Gỡ ra rồi lại buộc vào như
chơi" nghĩa tương tự.

9

"Đề chủ": thông thường bài vị trên bàn thờ có viết trước chữ chủ nhưng còn thiếu nét. Đám tang
làm lễ từ nhà đến mộ, tới giữa đường dừng lại để làm lễ đề chủ. Bậc quan viên hay đại khoa
được gia đình mời viết nốt chữ chủ (một chấm trên đầu và một nét sổ). Cũng có nơi lễ đề chủ
được thực hiện sau khi an táng từ 49 ngày đến hai năm. "Đề thần": thường thực hiện trong lễ
chiêu vong (bao gồm chiêu vong, đề phan, đề thần). Tuy nhiên nhiều nơi gọi đề thần chung với
lễ đề chủ thành lễ đề thần chủ.

10

Kiểm duyệt thời Pháp thuộc bỏ mấy chữ.

11

Địa danh "Thái" trong cuốn sách nên hiểu là Thái Bình: cha của nhân vật chính được giới thiệu
là "thủ khoa thành Nam", và khi được gọi về, nhân vật chính từ nhà "chủ Hường" về tới nhà chỉ
trong vòng một buổi, như vậy sẽ là hợp lý nếu là từ Thái Bình về một nơi gần Nam Định. Rất dễ
nhầm "Thái" là Thái Nguyên vì ở chương XV, Nhượng Tống để cho nhân vật nhắc đến "Thái
Nguyên".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.