- Bẩm bác, con thích thơ Đỗ Phủ.
Bác tôi gật gù nói:
- Ừ! Cứ ngồi xuống, bác hỏi: Sao cháu lại thích thơ Đỗ Phủ?
Tôi ngồi xuống mà đáp:
- Bẩm bác, con thích thơ Đỗ Phủ, vì trong thơ chứa chan tấm lòng trắc ẩn.
Trong Toàn Tập, biết bao nhiêu bài tả những cảnh huống khổ nhục của đám
dân nghèo. Mỗi khi con đọc, lại thấy như có đám người khố rách, áo ôm ấy
kêu khóc ở bên tai, mà trong lòng thì uất ức muốn đứng phắt dậy... Thơ như
thế mới thật là "khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán!"
tưởng người làm thơ nên như Đỗ Phủ chứ không nên như Viên Tử Tài
Bạch Cư Dị, chỉ biết đem thơ mà phò nịnh bọn giàu sang.
Bác tôi cất chén gật gù:
- Câu nói hay!
Thầy tôi thì cười:
- Thế mới thật con cha! Rồi mày ngày sau sẽ nghèo và sẽ khổ, con ạ!
Bác tôi bỗng hỏi thầy tôi:
- Cháu năm nay đã nhớn. Chú, thím đã định nơi nào cho cháu chưa?
- Thưa chưa. Cũng có nhiều nơi người ta muốn cho. Tôi định nhân độ này
nó về nghỉ, cho nó đi nom mắt qua cả một lượt. Rồi nó bằng lòng đám nào,
tôi sẽ liệu.
Câu nói của thầy tôi làm cho người tôi phát rét. Tôi ngồi lặng mà nghĩ cách
đối phó. Nghĩ đã chín, tôi liền quyết định dùng kế "hoãn binh". Rồi tôi mỉm
cười mình lại bảo mình:
- Tưởng rằng về phải chịu cái khổ đi lễ tổ, ai ngờ lại phải chịu cái nợ đi
nom mắt vợ! Việc đời có biết đâu mà lường được!
Tối hôm ấy tôi ngủ ở trong màn thầy tôi. Cái đó là một cái khổ. Vì tính tôi
nằm hay dẫy dọn
, còn thầy tôi thì thích tĩnh và hay gắt. Cho nên mỗi khi