LAN HỮU - Trang 8

Mà còn chan chứa một lòng thương

Những kẻ nghèo nàn, phường xấu số.

Vì tấm lòng ấy nên nhiều khi

Đối với quan lại với vua chúa

Ông thường chê trách, thường mỉa mai,

Không thèm nịnh hót, không xu phụ.

Ngoài một thiên tài hiếm có ra,

Ông còn một tâm hồn hiếm có..."

Nghe xong, thầy tôi gật đầu cười

Dạy rằng: "Ồ! mày thật con bố!

Thế nhưng bất lợi ở thời này!

Rồi đó xem: Đời mày sẽ khổ!"

Lan Hữu lại có thể được đọc như một sự "chuyển dịch cốt truyện" Hồng
Lâu Mộng
vào khung cảnh Việt Nam, với hai điều rất dễ thấy: đại quan
viên của Vinh phủ trong Hồng Lâu Mộng được chuyển về tỉnh Thái Bình,
trong khi mối tình tay ba Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc, Tiết Bảo Thoa
được tái hiện trong mối quan hệ của (Lương) Ngọc, (Mai) Hữu và Lan.

Nhượng Tống chọn cho nhân vật của mình cái tên "Ngọc" với rất nhiều chủ
ý. Nó rất gần với tên thật của ông nhưng ngay lập tức cũng gợi đến Giả Bảo
Ngọc, và Ngọc của Lan Hữu cũng mau chóng nhắc thẳng tới Hồng Lâu
Mộng
(thông qua Thạch đầu ký), và cụ thể hơn, bài thơ "Khóc hoa" nổi
tiếng mà Ngọc dùng để dò xem Hữu có yêu mình hay không.

(Lan Hữu, qua chuyện Ngọc dịch "Táng hoa từ", nhắc ta nhớ đến Nhượng
Tống trong vai trò một dịch giả kiệt xuất. Giai đoạn rực rỡ nhất của sự
nghiệp dịch thuật Nhượng Tống là mấy năm trước 1945, chủ yếu in ở nhà
xuất bản Tân Việt với ông chủ Lê văn Văng là một người thân tình với ông.
Tính riêng "Lục tài tử thư" do Kim Thánh Thán bình chọn, ông đã dịch ít
nhất năm: Nam Hoa kinh, Ly Tao, Sử ký, Thơ Đỗ Phủ, Mái Tây (Tây

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.