và dương được. Khí chân hoả hoạt động kém thì hay xảy ra các chứng bệnh
cổ trướng và phù nề. Thể trạng này cho cảm giác rỗng không ở bên trong
và bồng bềnh ở bên ngoài. Vậy phải củng cố và kích thích chân "thổ" của tì
để nâng hiệu lực của sự êm dịu và sự mềm mại của quẻ khôn (đất), lúc đó
những khó khăn sẽ tự chúng giải quyết. Thần xin mạn phép đề nghị những
vị thuốc dưới đây:
Bạch truật: một lạng, tẩm nước gạo rồi sao ba lần, lấy phần có mùi thơm bổ
trợ cho tỳ khí. Sẽ lợi tiểu, bổ dưỡng và dễ tiêu.
Thục địa: ba lạng, sao lên cho mùi thơm. Vị này bổ tì âm.
Can khương: hai lạng, rang già lửa cho cháy đen, dùng để sinh trung tiện.
Ngũ vị Tàu, ngũ vị Nhật: mỗi thứ một lạng. Bổ khí phế và làm điều hoà bài
tiết.
Tất cả các vị trên đem sắc cho đến khi đặc quánh như keo, ngự tiến mỗi lần
một chén trà nhỏ pha nước nhân sâm uống vào giữa bữa ăn.
Cẩn khải,
Tiểu thần Lê Hữu Trác"
Sau đó ông đưa đơn thuốc cho quan Chánh đường, ông này xem xét khá lâu
trong khi các thầy lang của Thái y viện nhìn người mới đến này bằng
những cú liếc trộm chẳng chút thiện cảm. Đầu cúi xuống, họ thì thầm to
nhỏ với nhau.
Đọc xong, quan Chánh đường không buồn đưa đơn thuốc cho các thầy lang
xem. Một lúc sau, ông giao một viên thái giám mang ngay lập tất cả đến
cho Chúa Trịnh.
- Quan điểm chữa trị của ông này khác rất nhiều với chúng ta – quan Chánh
đường cười một cách khó nhọc và kết luận trước khi trình bày cho đám
thông thái chỉ có mỗi một việc là im lặng cúi đầu – Vị y sư này xuất thân từ
một gia đình cao quý ở làng Liên Xá huyện Đường Hào, là cháu trai cựu
Thượng thư trí sĩ Lê Hữu Kiều nổi tiếng là rất tinh thông về y thuật. Ông ta
được triệu hồi vào kinh theo mệnh lệnh của Chúa Thượng.
Sau đó với cử chỉ vô cùng lịch lãm, quan Chánh đường cùng với vị y sư ra
đến tận điếm Hậu mã quân. Và trước phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, những
kỳ hoa dị thảo, những tảng đá kỳ lạ, cả hai cùng ngồi thưởng trà. Vừa mới