gì so với cuộc chiến đấu mà vị y sư đang phải dấn thân vào để giành lấy từ
điện phía Đông. Đó là vinh quang rực rỡ của thầy, của họ đồng thời cũng là
sự thất bại nặng nề của đám thầy lang cung đình? Trong trường hợp này thì
sự bướng bỉnh của ông xem ra không hợp thời nữa, có cảm giác như ông
đang là một tù nhân cố bám vào chút mụn tự do cuối cùng. Họ đang trao
đổi với nhau qua ánh mắt nhìn bối rối. Chỉ trừ Sứ Hoa kiều với khuôn mặt
tròn trịa đang quay về phía thầy là còn vẻ dịu dàng./
Tống Thuần đột ngột nói trước sự ngạc nhiên của mọi người:
- Thưa thầy, sau khi thầy được sự đồng ý của quan Chánh đường, xin
thầy báo cho người học trò nhỏ này biết. Chú của con đang sửa lại ngôi nhà
cổ bên bờ hồ rất yên tĩnh, chắc sẽ hoàn toàn thích hợp với thầy. Như vậy,
thầy sẽ được tận hưởng sự thanh bình. Ở đó cũng gần người bệnh nhân nhỏ
tuổi ở điện phía Đông. Đặc biệt sẽ thuận tiện khi rồi đây các cuộc viếng
thăm của thầy trở thành thường nhật.
Dưới bao vầng trán, những cặp mắt của các bạn đồng môn càng trở nên
chăm chú, nhờ vào ông bạn này họ đã đi vào cốt lõi của vấn đề.
Quả nhiên, thầy nói với Tống Thuần, giọng ân cần phấn khởi.
- Thầy sẽ biết ơn anh nhiều nếu anh sớm kết thúc việc dàn xếp với người
bà con về chuyện đó.
- Thưa thầy, về phần chúng con, ngay từ bây giờ xin thầy cứ xem việc
này đã được giải quyết xong.
Khi mọi người đều bất ngờ, bất thình lình Thuỵ Anh nói:
- Xin các bạn thứ lỗi cho đứa em dại dột này, như vậy là trường hợp của
Thế tử đòi hỏi phải chăm sóc hàng ngày à?
Tống Thuần vừa cười vừa vặn lại:
- Tôi có nói thế đâu? Chú em ơi, hãy ngoáy lỗ tai cho sạch với chiếc
lông nhím đi. Vả lại sao câu hỏi này lại đặt ra với tôi?
Sau một quãng im lặng kéo dài, thấy vị y sư vẫn ngồi lặng im, Nam Sơn
mới nói:
- Người ta chỉ biết bệnh của Thế tử có khi thuyên giảm nhưng rồi lại tái
phát. Chúa thượng đã cho đi mời các thầy thuốc trứ danh khắp nước còn bà
Chánh cung thì liên tục làm nhiều lễ sám hối và cúng bái khắp nơi. Các