đây ngài ngồi lại , đôi tay đặt nằm trên những nệm gối gấm. Với giọng nói
oai vệ nhưng yếu và ngắn hơi, ngài ra lệnh cho quan Chánh đường là người
đầu tiên thực hiện việc hầu mạch đến Lê Hữu Trác là người thứ hai và sau
cùng là thầy thuốc của Thái Y viện. Quan Chánh đường hỏi vị y sư ngay
khi vừa kết thúc cuộc khám:
- Cụ chẩn đoán ra sao? Cụ có thể nói tất cả sự thật mà chẳng cần giấu
giếm gì.
Lê Hữu Trác liền thưa:
- Hai mạch quan và thốn bên tả và bên hữu của Chúa thượng đều tràn ra,
lướt nhanh và run rẩy. còn mạch xích bên phải thì chảy mềm, lướt nhanh và
khi ấn mạnh nó không có một sức cản nào như giọt nước.
quan Chánh đường và người thầy thuốc của Thái Y viện tâu lên cùng một ý
kiến, ngoài ra họ không nhận thấy hai mạch quan và thốn run rẩy.
- Nếu như Lão sư muốn nghe đó là cảm giác của những ngón tay kh iấn
lên sợi dây đàn đang gảy
Lê Hữu Trác trả lời bằng một cử chỉ gật đầu đồng tình, rõ là ông có nghe
như vậy và ông cúi xuống Chúa Thượng lúc đó bằng một cử chỉ cứng nhắc
và vội vã, ngài cho phép y sư hầu khám khuôn mặt.
Vị y sư cúi xuống, không có cảm xúc gì đặc biệt nhưng luôn với sự quan
tâm chu đáo như ông thường làm với bất cứ bệnh nhân nào. Ở đây, có vấn
đề xung huyết phổi cùng với sốt cao, ho dai dẳng, miệng khô và lưỡi bị
loét. Ngoài sự tiêu hao rất lớn về sinh lực và chứng thiếu máu nghiêm
trọng, điều đáng lo ngai là hơi thở của dạ dày bị yếu đi. Lần bắt mạch vừa
rồi ông đã biết tất cả những điều ấy.
Lát sau, các quan nội thị đem đến cho y sư những chiếc lọ màu trắng có
chứa nước tiểu của lần tíểu tiện đầu tiên buổi sáng khi mới ngủ dậy có màu
vàng và bẩn cùng những thỏi phân cuối cùng trong ngày còn lẫn những ngũ
cốc chưa tiêu hoá được.
Việc hầu bệnh đã xong, vị y sư được phép cáo lui. Một nội thị trẻ đưa ông
tới một vọng gác của phủ liêu, nơi đó quan Chánh đường và thầy thuốc của
Thái y viện đã đến trước đón ông, cả hai đều rất muốn biết ý kiến của ông.
Quan Chánh đường nói: