- Thưa cụ, đây là ông Nguyễn Quý, phái viên đặc trách về Chè, người
làng Xuân Dực mà sự nổi tiếng về kinh mạch không chê vào đâu được.
Rồi ông nói thêm, giọng thấp xuống:
- Mà thế nào! Cụ thấy bệnh tình của Chúa Thượng tiến triển như thể
nào? Xin nói ngay cho chúng tôi biết?
Vị y sư trả lời thận trọng:
- Ngay lúc này, tôi không thể nào nói một cách đích xác nếu không dùng
một thang thử nghiệm. Nếu sau khi uống thuốc đó mạch có bớt đập nhanh,
như vậy là không còn nghi ngờ gì về sự chẩn đoán vừa rồi.
Cả hai người đều giục giã cụ kê đơn ngay. Khi mực tàu và bút lông được
đem tới, cụ ghi ngay đơn thuốc gọi là bài Bát vị, với các thành phải và cách
thức pha chế.
Đúng theo các liều lượng quy định, những thành phần đó phải được nấu
trong một nồi đất cho đến khi thu được một thứ cao, sau đó trộn thêm hai
lạng cao lộc nhung với hai lạng củ khởi sắc nữa. Thuốc cao đó được đun
nóng sau đó trộn với tỷ lệ đều nhau của bột nhục quế được bảo quản trong
mật ong dâng lên ngài ngự tiến bằng mức một thìa chè tàu co nguội đi
trong nước nhân sâm đặc. Và đưa những thứ đó vào dạ dày nửa no nửa đói
để một mặt các thức ăn không làm cho những vị thuốc mất tác dụng, ngược
lại tăng thêm sức cho cơ thể để chuyển đi và tăng hiệu năng cho chúng.
Lê Hữu Trác đưa đơn thuốc cho quan Chánh đường, tự mình hỏi liệu số
phận của lá đơn thứ hai này cho người cha có giống như lá đơn thứ nhất
dành cho người con không.
Vừa mới dâng lên Chúa thượng, ngay tối hôm đó đơn thuốc được chính
bệnh nhân luận theo xét trao đổi từng điểm một. trước sự có mặt của quan
Chánh đường và quan phái viên đặc trách về Chè, Nguyễn Quý, vị y sư
thấy mình như bị xét xử qua một cuộc hỏi cung thực sự:
- Nếu mạch của ta lướt nhanh và tràn ra, tại sao cụ lại cho quế và phụ
tử? Nếu ta bị cảm sốt, tại sao lại có xung huyết ở ngực và ngũ cốc lại không
tiêu hoá nổi? Nếu có cảm lạnh bên trong, tại sao nước tiểu lại vàng và bẩn?
Người bệnh này đã chất vấn ông với một giọng quá hăng và nghẹt thở.
Vị y sư bình tĩnh đưa ra tất cả những lời giải thích theo yêu cầu. Dẫu rằng