lấy ra một tấm vải mịn vuông vắn trải trên ngực và lên lưng của Thế tử, ghé
sát tai vào để nghe thở rồi nín thở, ho rồi nín ho…
Vị y sư nhận xét ở Viễn Đông người ta không biết phương pháp này mà
phải xem sắc mặt, môi, lỗ mũi và mắt để người thầy thuốc nhận rõ tình
trạng hô hấp của bệnh nhân.
Thế tử còn được yêu cầu cởi hết quần áo và nằm duỗi thẳng người ra.
Giọng nói vô hình phát ra trước sự ngại ngùng và lo sợ của các nội thị:
- Cứ để ông ta khám hình trạng.
Vị y sư nhớ lại đã có lần nghe một lệnh tương tự trước buổi đầu tiên đến
hầu mạch nơi này.
Lúc này ông thầy thuốc thanh lịch phương Tây nhìn xuống tấm thân trần
của cậu bé. Ông ta không chỉ quan sát tứ chi gầy guộc, cái bụng chướng to
với những tĩnh mạch hiện rõ ở hai bên, mà bằng một động tác dứt khoát,
ông còn ấn cả hai tay xuống hai bên bụng đang căng. Sau đấy, ông lấy bàn
tay trái ấn xuống khá mạnh rồi bắt đầu cho tay phải gõ nhẹ sườn cậu bé.
Rồi ông lại gõ gõ hai lần từ đông sang tây rồi từ tây sang đông, gật gật đầu
như đã hiểu trong khi chú bé vương gia đang chơi trò dùng cái quạt phủi
bụi phấn rơi ra từ bộ tóc giả của ông này.
Cuối cùng, ông ta yêu cầu cho xem phân và nước tiểu.
Thế tử hỏi:
- Tại sao chỉ có mình ông được quyền khám ta? Vậy ông bạn này của
ông không phải là thầy thuốc sao?
Quan thông ngôn không để cho người nước ngoài mang áo quần đen có
thời gian nói về nhiệm vụ của mình. Câu hỏi này dịch xong, ông lại dịch
ngay câu trả lời:
- Tâu Đông cung, cả hai chúng tôi đều là thầy thuốc nhưng người
đồng nghiệp của tôi đây lo phần cứu rỗi linh hồn.
Cậu bé vương gia nói, quay về phía người mà ông kia cho là người cứu rỗi
linh hồn:
- Chỉ có những linh hồn không người hương khói mới gặp hiểm nguy.
Quan thông ngôn lại dịch.
Rõ ràng là người thầy thuốc phương Tây không hiểu Đông cung thế tử