- Bẩm Cụ lớn, qua thời gian là thầy thuốc riêng của Đông cung, ngày
lại ngày qua được lắng nghe tấm thân ngọc cao quý, tôi biết rõ tình trạng
sức khoẻ của Thế tử. Tôi vẫn hy vọng một giải pháp trung gian không lấy
gì nặng nề và nhanh chóng hơn có thể bổ cứu thêm cho sự hoạt động của tự
nhiên. Tôi biết các phương pháp điều trị làm chảy máu đó không bảo đảm
kết quả cho sự lành bệnh và có nguy cơ làm rối loạn hẳn cách điều trị được
áp dụng từ trước đến nay.
Chúa Trịnh tán thưởng và ra lệnh:
- Dịch ngay!
Vừa nghe quan thông ngôn dịch, nhà phẫu thuật Pháp vừa hờ hững nghịch
chiếc ống chọc của mình. Nghe xong ông ta liền độp lại ngay:
- Nếu việc can thiệp không bảo đảm lành bệnh thì chỉ còn một giải
pháp duy nhất có thể cứu được Đông cung.
Lê Hữu Trác nói:
- Thưa nhà phẫu thuật, vậy là ông muốn bắt y học phải chạy theo các
dụng cụ của ông!
Những tiếng xì xào lan ra trong những người có mặt mà về sau nhà phẫu
thuật mới hiểu ra.
Vị y sư tiếp tục:
- Vậy ông sẽ giải quyết như thế nào với người bệnh? Tôi muốn nói
khả năng chịu đựng sự đau đớn trong cuộc mổ xẻ này và cả ý chí muốn
được chữa lành của bệnh nhân?
Sau khi đã hiểu ra, nhà phẫu thuật kêu to:
- Ý chí của người bệnh ở đây có tác dụng gì? Bên Pháp, đất nước
chúng tôi, chỉ một mình người thầy thuốc quyết định…về những gì cần
phải làm. Những công trình nghiên cứu y học lâu năm của chúng tôi đã cho
chúng tôi khả năng đó. Xin ông dịch đi!
Ông linh mục kiêm thầy thuốc nãy giờ không ngừng theo dõi Lê Hữu Trác
trong cuộc tranh luận, nói với vị y sư bằng tiếng bản xứ:
- Nếu ông nói về ý chí được lành bệnh thì việc cần chữa trị là linh hồn
hơn thể xác của người bệnh.
- Nói về ý chí chữa bệnh tôi ngầm hiểu là người bệnh phải tham gia