- Thế cụ định làm thế nào?
- Phải cố gắng cứu chữa cho được hơi thở của con tì. Nhưng Cụ Lớn
đã thấy rõ "Vị khí đã bại, trăm thuốc khó chữa", các nhà kinh điển đã nói
vậy rồi.
Quan Chánh đường lấy làm tiếc và vô cùng lo lắng:
- Thế mà Chúa thượng chưa có một quyết định nào về việc lập Đông
cung! Xin cụ kê đơn gấp, xin bốc cho một số thang thuốc để từ đó chúng
tôi có thời gian đi đến một số quyết định quan trọng nhất. xin đừng giao
việc pha chế thuốc này cho một ai khác và xin cụ tự mình ngự tiến Chúa
thượng không qua một trung gian nào. Cụ rõ rồi chứ?
Lê Hữu Trác muốn chia sẻ với quan Chánh đường về những câu hỏi vừa rồi
nhưng trước sự khẩn cấp để cứu người bệnh có nguy cơ tử vong ông đã
không chậm trễ. Ông đến ngay kho thuốc nội phủ pha chế thang thuốc gồm
nhân sâm, bạch truật và phụ tử, đun lên trên lửa cháy đượm và tự ông mang
tới dâng lên.
- Đây là phương thuốc nhằm kích thích sức lực để Chúa thượng được
hồi phục.
Chúa Trịnh nằm trên nệm, bắp chân, bắp tay mềm như búp lụa buộc lại, hơi
thở nhỏ và nói rất ít. Vị y sư phải đỡ lấy đầu cho uống thuốc, từng ngụm,
từng ngụm.
- Lần này…cụ sẽ không…làm ta sống lại được đâu…Chăm chú theo
dõi Thế tử…không mổ xẻ…Bây giờ thì đi đi và hãy trở lại sau.
Rồi Chúa ngã xuống, quá kiệt sức.
Bà Chánh cung trẻ không rời khỏi giường Chúa một bước trong khi những
người còn lại trong gia đình chỉ được phép đến ngoài cửa hỏi han các thái
giám. Chỉ riêng quan Chánh đường được tự do ra vào mà thôi.
Như đã thoả thuận, lúc các học trò gặp lại nhau ban đêm tại nhà thầy gần
bên hồ, có người đến báo với cô Lan rằng thầy phải ở lại trong phủ chúa
chưa biết đến khi nào mới về được.
Sứ Hoa kiều nói:
- Điều này xác nhận là dân kinh đô luôn nắm vững tình hình. Ông anh