còn một ai khác nữa trên cõi đời này. Dứt khoát ông chủ phải sống, phải ra
đến kinh đô bình yên vô sự, sau đó chắc chắn cụ sẽ được bảo vệ kỹ lưỡng
bởi ai đã vời cụ. Trong lúc này, hãy chăm lo cho ông chủ, luôn luôn sẵn
sàng hầu hạ siêng năng thức khuya dậy sớm, bảo vệ ông chủ những khi cần
thiết, đó là phận sự của chú mà bà Tuyết đã giao phó. Ý nghĩ đó làm vững
lòng chú. Thế mà đôi khi chú đã suýt thút thít khóc giống như một bé gái,
lẽ ra chú phải vững vàng hơn mới phải!
Chiều tới muộn khi đoàn người đến núi Long Sơn. Họ đi một lúc dưới ánh
chiều tà đến chỗ rẽ của con đường làng thì hiện ra một nơi mà người ta bày
sẵn để nhắc nhở mọi người dừng lại và nghỉ ngơi. Đây không phải là việc
của Soạn, chú luôn dò la nghe ngóng, nếu có một cuộc tấn công được bố trí
sẵng thì khoảng trống đó với nhiều cây cối bao quanh và nhiều tảng đá lớn
giống như những chiếc thớt to sẽ vô cùng thuận lợi cho các cuộc phục kích.
Chú tin như vậy đến mức tưởng tượng ra tấn trò xảy tới: ông chủ đang bị
cuốn hút bởi phong cảnh tĩnh lặng và tuyệt vời nơi đây, khi cụ với mới
bước xuống cáng thì mới kịp hiểu những gì đang xảy đến nhưng than ôi, đã
chậm rồi! Ôi, đôi mắt hoảng loạn và bất ngờ của ông chủ đối mặt với bọn
giết người và một tiếng kêu thất thanh, một tiếng kêu không nhận ra nổi
"Soạn, Soạn ơi! Chạy đi!" Không, chú ta không đớn hèn vắt chân lên cổ
chạy trốn đâu, chú đứng ở giữa chắn người cụ với chiếc dao găm, bà Tuyết
biết chắc là nó chẳng sợ gì. Hoặc cả hai thầy trò cùng nhau thoát hiểm hoặc
cùng chết với nhau, nếu không vậy, chú làm sao dám vác mặt trở về ngôi
nhà ẩn cư vùng Hương Sơn nữa?
Soạn không nhìn thấy tay ông chủ đưa lên ra lệnh cho đoàn người dừng lại
mà chỉ thấy cụ bỗng nhiên bất động rời rã, đấy, đấy, bọn người rình rập
đang tấn công! Nhanh như chớp, chú giương cung rồi băng tới chiếc cáng
ngay khi cụ vừa bước ra. Toàn thân chú rung lên cùng nhịp đập dữ dội của
trái tim. Thôi, chắc chắn chú không thể cứu được ông chủ nữa rồi.
Vị lương y cắt ngang đà suy nghĩ của chú: