hành động tự do quá trớn của lão, ai còn dám ủng hộ ý kiến cho rằng cuộc
hành trình này của cụ ra kinh đô là một nhiệm vụ quốc gia cực kỳ nghiêm
trọng và vô cùng cấp bách? Vị lương y tự hỏi trong niềm bối rối và nỗi
nhục nhã. Từ nay bị phó mặc cho bản thân mình, vậy làm sao ông dám cho
rằng mình chỉ là một kiện hàng mà người ta chuyển từ tay này sang tay
khác cho đến điểm nhận? Ngay cả trong những dự cảm đen tối nhất, có khi
nào ông lại tưởng tượng được rằng ông sẽ bị kiệt sức trong các cuộc lên
đường để phụng mạng nhà Chúa? Rõ đúng là điều mà chiều nay ông đã
ngồi khắc vào phiến đá bên đường "Biết bao đau đớn cho ta, hỡi Lãn Ông
khốn khổ!"
Song le, với địa vị là người chữa bệnh cho Thế tử được vời về kinh đô
bằng mệnh lệnh của chúa Trịnh, tình huống vừa rồi không thể nào giải
thích được nếu không có sự can thiệp của một thế lực đen tô"i nào đó đã
chủ trương là hoặc làm cho ông phải bị chậm trễ hoặc xúi giục ông quay về
để cuối cùng ông đến kinh đô để muộn và tốt hơn không bao giờ đến đó
nữa. Như vậy, trái với điều ông suy nghĩ rằng cạm bẫy thực sự không phải
là việc đi đến kinh đô mà là từ chối việc này. Như vậy trái với điều ông suy
nghĩ rằng cạm bẫy thực sự không phải là việc đi đến kinh đô mà là từ chối
việc này. Tìm đâu ra mưu đồ toa rập nếu không phải là ở Thăng Long,
trong tập đoàn các thầy lang cung đình mà số này cho là có sự xúc phạm
nghiêm trọng vì người ta đã coi trọng một gã nông dân khốn cùng có khả
năng chữa bệnh thành công khi mà họ đã thất bại? Âu đó cũng là một cách
giải thích có thể chấp nhậnh được, ông đã biết nhiều người trong số họ và
họ cũng biết ông.
Trừ phi trong giai đoạn rối ren này, mưu đồ hiện nay có được dấy lên hay
không do phe cánh đối lập với quan Cháng đường là phe của Trịnh Khải,
con trai trưởng của Chúa bị tước quyền sẽ thu được tất cả lợi lộc nhờ sự
biến mất của cậu bé ốm đau Trịnh Cán là đương kim Thế Tử?
Những dự đoán như vậy đủ làm ông choáng váng nhưng mong rằng việc ấy
sẽ không xảy ra. Nay đã được vời ra kinh đô, ông sẽ đi đến đó bằng khả