những chiếc thuyền dài neo buộc gần bờ sông - những chiếc thuyền này
thường là của thị xã - hễ ai leo lên trước thì được phép chèo và làm thuyền
trưởng. Cuộc hành trình xuôi dòng có thể mất một giờ hoặc hơn, nhất là khi
người ta thích dừng lại ở các mũi ghềnh hay bãi lầy để đánh cá mè. Đặc biệt
nhiều buổi sáng, khi bãi cát ngầm trống trải và biển lặng sóng, một vài
chiếc thuyền đã mạo hiểm ra xa để đánh cá chỉ vàng, nhưng giống cá này
chẳng bao giờ rời xa chỗ ẩn nơi cửa sông, và chẳng một ai, dù già hay trẻ,
có thể khiến nó đi xa hơn.
Cha tôi bắt đầu cho tôi theo ông khi tôi được bảy tuổi. Tôi thích nghe
tiếng kĩu kịt của những cây sào dài trên chiếc cọc chèo, thích nhìn bóng
hình chập chờn của những con chim bồ nông chạy qua trên bãi lầy. Những
chiếc thuyền gỗ lớn, mỗi chiếc chở ba hay bốn người, lướt đi thật tĩnh lặng
trên mặt nước. Những người đàn ông kia luôn luôn bị đuối mệt và choáng
váng, nhưng cha tôi thì lúc nào cũng tỏ ra bình thản. Khi nói chuyện với
nhau, những người đàn ông thường có cái giọng quát lớn của những người
điếc công nghiệp. Họ còn mắc chứng ho vì thuốc lá và mạt cưa. Những
chiếc nón đi rừng của họ nồng sặc mùi cá tôm. Họ là những người độc thân,
những quân nhân giải ngũ và những nông dân nghèo xơ xác. Họ rất nể
trọng cha tôi dù họ vẫn chế giễu việc không uống rượu của ông. Ông vốn là
một chủ tiệm rau quả xuất thân từ một ngôi làng quận Kent, ông chẳng bao
giờ kể cho tôi nghe những câu chuyện về cuộc sống trước đây của ông,
nhưng đối với đồng nghiệp của mình thì ông chẳng có gì giấu giếm. Nói
tóm lại, ông là một chỗ dựa vững chắc và theo như tôi thấy thì họ chỉ cần
bấy nhiêu ở ông thôi.
Chúng tôi đánh cá bằng cần câu có gắn cục chì, và trong khi chúng tôi
cho cá vào các túi vải thô, lau chùi những nhớt và vảy trên các thanh gỗ trầy
trụa để làm chỗ ngồi thì sóng biển đã vọt tới lằn vạch trắng trên cao. Những
mảng bọt nước chồm qua cửa sông rồi rũ xuống trong làn gió nhẹ. Khi cá
đã ít ăn và tôi đâm ra chán nản, lăng xăng thì cha tôi chèo thuyền đưa tôi