tạm bợ này thật kỳ lạ. Lúc đầu không một người nào trong chúng tôi thích
làm bạn với người kia. Chúng tôi bị gán ghép vào với nhau.
Xong bữa ăn, bà Eva lại trở nên thích nói chuyện. Chúng tôi trở ra ngoài
hàng hiên, gieo mình vào trong võng và bà kể cho tôi nghe chuyện bà lớn
lên ở Salt Lake City, về những tu sĩ Mormon, về các ngọn núi và về người
mẹ quá cố của bà. Bà vui vẻ giải thích với tôi về các học bổng nhà trường
và về sự kiện thiên thần Moroni kỳ lạ. Bà nói chuyện về các tôn giáo mới
cùng thứ tiền tệ mới mà tôi nghe chẳng hiểu được gì, và bà càng nói thì tôi
thấy nước Mỹ càng thêm xa lạ.
Qua ti vi, tôi thấy những người Mỹ dịu hiền và tình cảm, tất cả đều vui
vẻ an phận và sống rất yên ổn ở nhà họ. Nhưng qua lời bà Eva nói thì đồng
bào của bà là những con người bon chen, di chuyển đông nghịt ngoài xa lộ,
ngoài phi cảng và hoạt động khá mạnh mẽ. Bà nói là họ bị thúc đẩy bởi
những tham vọng mà không một người dân Úc nào có thể hiểu được. Bà
thích những góc độ mới, thích được phục vụ tốt hơn, muốn có sự di động
nhanh hơn. Tôi cố hình dung ra những gì bà muốn nói. Nghe bà nói thì dân
tộc của bà gồm toàn những con người dữ dằn. Thế nhưng ở đâu cũng có
Chúa - trong trò chuyện, trong âm nhạc, cả trong chuyện tiền bạc của họ
nữaế Đó là tham vọng, bà nói. Sự khao khát và lo âu cực độ.
Thật khó dung hoà những quan điểm trái ngược rối bời giữa sự hãnh
diện và sự ghê tởm trong câu chuyện dông dài của bà Eva, nhưng nó cũng
đem lại cho tôi nhiều điều để suy nghĩ. Người dân Sawyer ở đây có vẻ an
phận hơn - đúng ra là gỉ sét hơn. Họ muốn được bình yên. Họ thấy khó chịu
với những tham vọng và tránh né bất cứ những chuyện gì không thể đoán
trước được hoặc có tính mạo hiểm. Có một sự vĩ đại không nói nên lời
trong cái phong cảnh xứ tôi, nhưng dường như là quyền uy và định mệnh
không gắn liền với những cánh đồng trơ trụi và những cánh rừng ẩm thấp
nàyẻ Không có những núi non hùng vĩ và những con sông rộng hàng dặm ở
đây. Không có những ngọn núi với những chỏm tuyết cao ngất, cho nên