LẲNG LƠ TAO NHÃ - Trang 286

Trương Nguyên nói:

- Nghiệp học vẫn là quan trọng nhất. Đợi tới lúc đó hẵng hay mẫu thân

à. Thi Huyện là trung tuần tháng hai, thi Phủ là hạ tuần tháng tư. Nếu trong
thời gian này hài nhi học được văn bát cổ mà có thể tham gia thi được thì từ
Tùng Giang phủ Thanh Phổ huyện quay về cũng chỉ khoảng một nghìn
dặm là cùng, chỉ mất tầm hai mươi ngày thôi.

Trương mẫu Lã thị vui mừng nói:

- Được, con đã có tính toán như vậy ta cũng yên tâm rồi. Giờ con đi

dùng cơm đi.

Đến quá trưa, Trương Nguyên ngồi một mình trong thư phòng phác họa

lại theo tấm “Ma cô sơn tiên đàn ký” của Nhan Chân Khanh. Đây là tấm
bia khắc chữ mà Nhan Chân Khanh đã sáng tác vào những năm cuối đời,
từng dòng từng chữ hiện lên vô cùng uy nghiêm mà vẫn toát lên vẻ thanh
cao và tao nhã. Trương Nguyên rất thích luyện theo tấm bia này, bởi vậy
cậu tiến bộ rất nhanh chóng. Cậu thầm nghĩ nếu luyện thêm hai tháng Đại
tự nữa là có thể luyện sang Tiểu Khải rồi. Khi đi thi thì chỉ được dùng kiểu
chữ Tiểu Khải này, nhưng trước tiên vẫn cần phải tập kiểu chữ Đại Tự để
quen mặt chữ, canh chỉnh kết cấu chữ và bút lực.

Nghĩ đến bút lực, Trương Nguyên liền nhớ tới cô thiếu nữ đọa dân biết

võ nghệ ban sáng kia. Cô gái đó có làn da trắng và mái tóc vàng kì lạ, con
ngươi thì hình như có màu xanh biếc, những đặc điểm ấy cho thấy cô mang
gen di truyền của người mắt màu, tổ tiên hoặc cha mẹ cô rất có thể là người
mắt màu triều Nguyên theo Tây Vực di cư vào Trung Nguyên. Người mắt
màu có rất nhiều chủng tộc, da trắng có, da vàng có, người lai giữa da trắng
và da vàng cũng có. Cô gái này hẳn là có dòng dõi Cát La Lộc, qua bao
nhiêu đời, tộc người da trắng này đã lai với không biết bao nhiêu chủng tộc
khác, cho đến thời Đại Minh lập quốc thì đã được hơn hai trăm bốn mươi
năm rồi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.